Tuyệt phẩm tiên hiệp - Đạo Quân Cảnh cửa gỗ kẽo kẹt mở ra, quang cảnh phía sau hiện lên trước mắt binh lính Đại Việt. Một toà thổ bảo bé tí mà bên trong ken đầy người, phần lớn là người gia phụ nữ và trẻ con, dáng người gầy yếu, nước da đen sạm. Họ lép vào nhau,lơm lớp lo sợ nhìn đám binh lính đằng đằng sát khí phía trước. Một lão giả già nhất, râu tóc bạc phơ, dáng người khắc khổ run rẩy bước ra.

“Chúng ta..chúng ta xin hàng, mong các vị đại nhân tha mạng.” Lão nói bằng thứ tiếng Hán nửa mùa, chắc hắn nghĩ nhóm quân này cùng bọn với đám thương buôn Tàu hay ghé qua.

“Nói với hắn, bọn ta là người Việt, không phải người Tàu không cần dùng tiếng Tàu nói chuyện với bọn ta. Nói cho hắn, chỉ cần dân hắn nghe quan binh sắp xếp thì không ai phải chết “ Vũ Tiến biết tiếng Hán, nghe hiểu lời lão nói nhưng không đáp lại, quay sang bảo tên Tân.

“Những binh lính này đến từ Đại Việt hùng mạnh, không cùng bọn với bọn thương buôn người Tàu, họ là người Việt. Chỉ cần nghe lời sẽ không ai phải chết.” Tân thuật lại.


“Bọn tao đồng ý.” Lão già trả lời lại bằng tiếng thổ dân.

“Được rồi, đưa họ ra khỏi thổ bảo, binh lính canh phòng cẩn thận, ai làm loạn, giết bất luận tội.

À, tên Tân ở lại dịch lời cho quan binh” Vũ Tiến hạ lệnh, sau đó quay người mang đại bộ phận binh lính rời đi.

Trận chiến trên bờ đã ổn định, lúc này 5 chiến thuyền lớn của Thuận Hoá từ từ tiến vào cảng phía trong sông, mỗi chiến thuyền dài hàng chục mét, cao lớn rắn chắc như những toà thành di động, chấn nhiếp hoàn toàn đám thổ dân xung quanh, tên nào tên đấy há hốc mồm khi chứng kiến con quái vật to lớn này, mọi ý định phản kháng đều bị dập tắt. Sức mạnh hai bên chênh lệnh như trời với đất, đánh đấm gì nữa, phản kháng là chờ bị đồ sát, làm nô lệ tốt hơn là chết….Đám thổ dân này chưa xây dựng được một quốc gia thống nhất, không có hệ tư tưởng riêng, của dân tộc, càng đừng nói đến trung quân ái quốc nên ý chí chiến đấu giành độc lập tự do không cao đi đâu, nếu đổi thành dân tộc khác thì chưa chắc đã vậy…..

Thuyền cập bến, hàng hoá bắt đầu được bốc dỡ, hàng ngàn người di chuyển bốc dỡ, từng kiện từng kiện hàng được chuyển đến kho tạm, thanh thế to lớn như một đàn kiến khổng lồ đang chuyển nhà. Nói ra lại buồn, cả cái “vương quốc” này không có đến một con xúc vật nào để kéo hàng hoá, tất cả đều dùng sức người, vừa phí sức vừa mât việc, Vũ Tiến đành huy động hết tráng đinh còn lại trong thành, kể cả phụ nữ khoẻ mạnh cũng phải tham gia. Tất cả xắn tay lên làm việc, chỉ chừa 500 binh sĩ canh phòng, đảm bảo trị an.

Hàng ngàn người làm việc đến tối cũng chuyển xong, Vũ Tiến sai chia cho đán thổ dân mỗi người một bát gạo rồi đuổi đi trong ánh mắt ngỡ ngàng của họ. Không phải nói bị bắt nô lệ sao, sao lại được thả thế này, còn phát gạo gì đây, không khỏi quá xa hoa đi, trước phải dùng nhiều da lông và gỗ quý mới đổi được từ tay thương buôn người Tàu hay Chà Và cơ mà, sao bây giờ nói phát là phát. Bọn thổ dân ngỡ ngàng nhưng ngỡ ngàng là việc của ngỡ ngàng, chứ chúng đâu ngu, cho mà không nhận mới gọi là ngu, thôi thì cứ nhận, chả thiệt thòi gì, đêm nay nhà được bữa xa hoa. Còn chuyện sau này, để sau này tính, mình là thịt cá, người ta là dao thớt, họ muốn mình chết mình làm sao mà chống lại được. Thôi cứ kệ đi.

Binh lính sau khi ăn xong cơm tối thì rút lên thuyền nghỉ ngơi, để lại 500 người thay phiên canh gác và bảo vệ kho hàng, phòng ngừa đám thổ dân đánh lén hay phản loạn. Nhưng có vẻ họ nghĩ hơi nhiều, bọn thổ dân lấy được gạo về làm ngay nồi cháo lớn, nhà nào nghèo thì nấu với khoai nước rau dại, nhà giàu thì có ít ngao sò, đánh một bữa tối no nê thoả mãn quay ra ngủ hết, không thì tham gia công cuộc tạo người, hơi sức đâu mà phản với chả kháng. Còn “đức vua” cùng nhóm dũng sĩ, bị doạ phá lá gan trốn cả vào rừng, không biết sống chết thế nào, có khi bị thú dữ làm thịt hết rồi cũng lên, ai biết được…..

Sáng sớm hôm sau, mặt trời vừa thức giấc, con gà trống vừa cất tiếng gáy đầu tiên thì binh lính Đại Việt đã lục tục thức dậy, chuẩn bị rèn luyện buổi sáng, chạy nhẹ nhàng 5 km. Cơm ngon, bạc trắng, trang bị tinh xảo không phải bạch nhận, phải dùng mồi hôi và cả xương máu ra nữa mà đổi. Ngày qua ngày ra sức rèn luyện, thao trường đổ mồ hôi, chiến trường bớt đổ máu, đạo lí này Đại Hải luôn nhắc nhở tới toàn quân. Mấy ngày lênh đênh trên biển không nói, nay đã cập bờ, điều kiện đầy đủ cớ sao lại lười biếng. Nhiều ngày không tập luyện, chính binh lính cũng cảm giác được cơ thể mình chậm chạp rỉ sét. Đây chính là sự đáng sợ của thói quen, lúc đầu mới tập luyện như vậy sẽ rất mệt mỏi nhưng lâu dần thành thói quen, rèn luyện đều đặn, bỗng bẵng đi không tập sẽ thấy không khoẻ, cơm ăn cũng không ngon ấy chứ. Quân đội của Đại Hải chưa chắc là đội quân mạnh nhất thế giới ở hiện tại, nhưng chắc chắn là đội quân chăm chỉ khắc khổ nhất. Sức mạnh của người Việt là vô cùng vô tận, chỉ chờ được khai phá, khi khai phá ra sức mạnh của bản thân rồi, họ không sợ bất kì kẻ thù nào, dù là đệ nhất thế giới hay đông đúc rộng lớn hơn họ cả chục cả trăm lần..


Nhìn đoàn quân hàng ngũ chỉnh tề nối đuôi nhau chạy kia, Nguyễn Bình không khỏi cảm thán, quả là một đội quân tinh nhuệ, kỷ luật. Hắn vốn hay dậy sớm, nhưng cũng không dậy sớm bằng quân Thuận Hoá, mấy ngày trên thuyền còn không biết, nay quả được mở rộng tầm mắt, quân đội như vậy, tướng chỉ huy ắt không phải đèn cạn dầu.

“Bình huynh dậy sớm vậy, sao không ngủ thêm chút nữa, mấy ngày đi biển nhiều mệt nhọc.”

Vũ Tiến từ sau tiến đến chào hỏi, hắn cũng dậy sớm như binh lính của mình vậy, không ỷ chức quyền lớn mà trộm lười, mọi tác phong làm việc đều ngay ngắn rõ ràng làm gương cho quân sĩ, ai nấy đều nể phục. Dĩ nhiên, chức quyền lớn như vậy hắn cũng không cần nhất mực chạy theo binh sĩ làm gì, không phải hắn không làm được mà là quá nhẹ nhàng đối với võ tướng rèn luyện từ bé như hắn. Sáng sớm dậy hắn đã luyện bộ quyền gia truyền, bơi mấy dặm quanh cảng rồi mới trở về, quân sĩ hãy còn chưa chạy xong đây.

“Haha, là Tiến huynh hả, thói quen rồi, không dậy muộn cho được. Mà tôi cũng ngủ sớm chứ muộn màng gì cho cam.” Nguyễn Bình ha hả cười nói, y cũng ưa thích vị tướng quân này, hiền hoà dễ gần, ít đi một chút thô lỗ của võ tướng, nhiều một phần văn nhã của văn quan.

“Huynh đã ăn sáng chưa, đi ăn cùng tôi, tiện thể bàn bạc chút chuyện cần làm hôm nay.” Vũ Tiến ngõ lời mời.

“Đi, mấy người đã có cơ hội ăn cơm cùng huynh, tôi nào dám từ chối.”

“Huynh cứ nói đùa, đi thôi, đến phòng tôi cho yên tĩnh.”

“Đi bảo nhà bếp chuẩn bị cho ta hai phần đồ ăn, rồi chuyển lên phòng ta.” Vũ Tiến quay sang bảo lính hầu bên cạnh

“Rõ!” lính hầu lĩnh mệnh quay đi


Vũ Tiến cùng Nguyễn Bình cùng nhau tiến vào phòng thuyền trưởng, nơi được sắp xếp riêng cho Vũ Tiến, vừa đi vừa nói chuyện rôm rả.

Nói về Nguyễn Bình chắc không ai biết (tác giả cũng không biết vì đây là nhân vật tự hư cấu ra) nhưng về Nguyễn An thì nhiều người sẽ biết. Một người con đất Việt tài hoa nhưng bạc phận, sinh ra vào cuối thời Trần, mười sáu tuổi đã tham gia thiết kế tu sửa thành Thăng Long, khi nhà Minh sang xâm lược, như nhiều nhân tài đất Việt khác, ông bị quân Minh bắt mang về Trung Quốc, bị thiến rồi tiến cung phục vụ hoàng đế nhà Minh. Dẫu vậy, tài năng của ông không hề bị thui chột, ông là kỹ sư trưởng tham gia thiết kế, điều hành xây dựng Tử Cấm Thành, tham gia xây dựng gia cố thành Bắc Kinh, trị thủy Hoàng Hà, người Trung Quốc không khỏi thán phục nghiêng mình trước tài hoa của ông. Tài năng như vậy, tài hoa như vậy nhưng lại không giúp được nước vì đất nước đã diệt vong, âu cũng là một sự tiếc nuối của ông và của cả dân tộc Việt.

Ngưỡng mộ, mến tài ông, ngay khi khải hoàn về Thăng Long, Đại Hải đã nhờ người đi tìm kiếm, nhưng mà kỹ sư Nguyễn An đại tài giờ vẫn là đứa bé 9 tuổi thò lò mũi xanh, vẫn còn đang theo đồng bạn chọc làng phá xóm, thiết kế bẫy chim….Nhưng may thay, ông cũng không phải tự học mà thành tài, cha ông Nguyễn Bình là một kỹ sư có tiếng, đang tham gia tu sửa thành Thăng Long sau chiến tranh. Đại Hải việc nghĩa chẳng từ nan, ngay lập tức lấy lộc hậu mà mời, lại thêm cố ý xin triều đình để cho ông mang cả gia đình theo mình vào Thuận Hoá với danh nghĩa để gia cố thành tường nơi biên cương, dĩ nhiên triều đình sẽ không từ chối một kiến nghị mang tính xây dựng như thế được. Nguyễn Bình dù có vạn phần không nguyện ý cũng vẫn phải theo Đại Hải thôi, nhưng thực may, ông không có gì không nguyện ý hay phận lòng cả, Đại Hải lấy đủ lễ nghĩa của cải mời ông, ông không có gì mà phải chối từ. Cùng ông còn rất nhiều người tài ba khác trong dân gian được Đại Hải mời cùng đi, tránh để sau này chiến loạn mà ngộ hại. Những giá trị đỉnh cao của Đại Việt cũng sẽ không vì thế mà lu mờ ở hậu thế, một phần nhỏ bé thôi, nhưng Đại Hải vẫn cố hết mình gìn giữ lại cho con cháu mai sau, đây cũng là mục đích, ý nghĩa của hắn khi được tiếp tục sống ở thời đại này…..

Lan man lải nhải dài dòng, lúc này lính hầu cũng đã bưng bữa sáng tiến vào, hai bát loa cháo thịt hành lá còn nghi ngút khói, dăm ba quả trứng gà thu được trong thổ bảo và một đĩa dưa cải muối chua. Món dưa cải muối chua này vốn là món ăn của nhà quyền quý, đúng vậy, chính là món ăn của nhà giàu, người thường khó có cơ hội nếm thử, cũng không phải dưa cải quý giá gì cho cam mà là muối quá đắt, dưa cải muối y như tên, cần dùng nhiều muối, nhà bình thương kham không được. Nói đến, người Việt ăn sáng khá đơn giản và thanh đạm so với các nước, nhưng được cái dễ tiêu, tốt cho sức khoẻ, không như một số nước châu u, vừa sớm ra đã nào thịt, nào mỡ, bụng dạ khó tiêu, phải uống nhiều trà hỗ trợ tiêu hoá. Chính thế họ mới yêu trà, uống trà nhiều đến vậy, đánh nhau, chiến tranh cũng chỉ vì lá trà.

Có một số ý kiến vui cho rằng, Hồng quân chiến thắng Bạch vệ trong nội chiến Nga là nhờ kiểm soát được các thành thị, nơi có nhà máy trà, không biết có thật hay không nhưng quả thực người Nga tiêu thụ trà rất nhiều, có khi vượt qua cả người Anh, những người nổi tiếng với việc uống trà, đủ thấy lá trà rất quan trọng trong cuộc sống của người châu u. Ở châu Á cũng vậy, muối sắt trà lụa đều là những thứ bị đánh thuế cao, được triều đình nhất mực coi trọng, bên Tàu còn hạn chế việc buôn bán những mặt hàng này với dân tộc du mục nhằm hạn chế sự phát triển cũng như sức mạnh của người thảo nguyên.