Binh bộ Thượng Thư Phạm Vân Ngạo do dự một chút, rồi bước ra khỏi hàng nói:

- Ý của Thánh thương là muốn phái binh lực đến quan Lâm Dương, tạo áp lực cho quân Ngụy, khiến quân Ngụy không quá mức càn rỡ?

Ông ta là đứng đầu bộ Binh, việc liên quan đến chiến sự đương nhiên là cũng muốn lên tiếng.

Hoàng đế thản nhiên cười, nói:

- Phạm ái khanh, lời ấy có thể đúng cũng có thể không đúng…

- Thỉnh Thánh thượng chỉ bảo!

Hoàng đế vuốt chòm râu nói:

- Thương Chung Ly đã đánh cược thế trận này ở Long Sơn. Chủ lực quân Khánh hiện giờ cũng đã dồn cả về Long Sơn, mà Tư Mã Kình Thiên e rằng cũng đã đặt cả mọi toán tính của hắn vào trận chiến này. Trận chiến của hai người ở Long Sơn cũng chẳng khác nào là đại quyết chiến của hai nước Ngụy – Khánh. Quân Ngụy nếu đánh hạ Long Sơn, chắc chắn nước Khánh sẽ lâm vào nguy hiểm. Hơn nữa, khi Long Sơn vỡ, sĩ khí quân Khánh tất nhiên bị suy giảm. Lúc này, quân đoàn Đông Bắc khí thế cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người Bắc Man hung hãn ở phương Bắc, Thiết kỵ quân dũng mãnh của nước Ngụy ở phương Nam, hai đội quân hùng mạnh này hai mặt giáp công, lấy thực lực của nước Khánh mà suy xét thì chỉ sợ sẽ không ngăn cản được.

Phạm Vân Ngạo gật đầu nói:

- Lời của Thánh thượng rất chí lý. Tình thế hiện giờ đúng là như thế. Thương Chung Ly dồn hết tài lực phòng vệ ở Long Sơn, hơn nữa, đem quân chủ lực tập trung hết tại Long Sơn, hiển nhiên là để ngăn cản quân địch phía dưới. Theo ngu ý của vi thần, Thương Chung Ly cũng hiểu nếu lấy thực lực của nước Khánh muốn đồng thời ứng đối với quân Ngụy và Bắc Man cùng giáp công, ắt lành ít dữ nhiều. Nhưng ông ta cũng hiểu một đạo lý, chỉ cần ngăn cản quân Ngụy, khiến quân Ngụy tiêu hao binh lực, người Bắc Man chắc chắn cũng sẽ rút quân.

Hình bộ Thượng Thư Tiêu Vạn Trường lắc đầu nói:

- Phạm thượng thư, Thương Chung Ly muốn dựa vào Long Sơn đẩy lùi hơn mười vạn quân Ngụy dũng mãnh như hổ kia thực là nói dễ mà làm khó a.

Phạm Vân Ngạo gật đầu nói:

- Tiêu thượng thư nói đúng. Việc này đúng là rất khó khăn. Nhưng cũng không phải không có khả năng.

Ông ta mỉm cười:

- Năm đó, Yến Võ đế xuất quân từ quận Ngô gặp phải mai phục, lui về tận Vân Thủy quan, quân Khánh lúc đó binh lực gấp 3 lần nhưng vẫn không hạ nổi Vân Thủy quan, cuối cùng phải quay về.

Lời vừa dứt, quần thần đều gật đầu. Lần đó tuy là lui, nhưng cuối cùng vẫn ngăn chặn được quân Khánh bất lực ở vòng ngoài Vân Thủy quan, người nước Yến cho đến bây giờ vẫn còn tự hào về việc này.

- Thương Chung Ly lần này phòng ngự ở Long Sơn cũng sẽ sống chết với sự tồn vong của Long Sơn.

Phạm Vân Ngạo nghiêm nghị nói:

- Nước Khánh thành bại, đối với Thương Chung Ly, chính là bởi trận chiến tại Long Sơn này.

Hoàng đế cười nói:

- Lời của Phạm ái khanh rất đúng với lòng trẫm. Thương Chung Ly giỏi về thủ, Tư Mã Kinh Thiền giỏi về công, hai người này giao đấu tại Long Sơn, khiến cho nhau hao binh tổn tướng, trẫm rất lấy làm thú vị.

Quần thần lập tức cười rộ lên.

Bất kể là ai, cũng xem việc Ngụy Khánh khiến nhau tiêu hao binh lực là một chuyện tốt.

- Chẳng qua hiện giờ, thực lực quân Ngụy rõ ràng là mạnh hơn quân Khánh, Thương Chung Ly mặc dù rất giỏi, nhưng… đối mặt với Tư Mã Kình Thiên cũng không đơn giản. Trẫm lo rằng, nếu chẳng may quân Ngụy có thể phá Long Sơn, thì lúc đó sẽ như thế nào?

Hoàng đế vuốt chòm râu, nhìn khắp quần thần, bình tĩnh nói:

- Cho nên trẫm cảm thấy, Đại Yến ta tuy rằng không cần xuất binh, nhưng cũng nên khiến quân Ngụy chịu áp lực, không để cho họ có thể dồn toàn lực về phía Long Sơn. Trẫm phải khiến bọn họ phân tâm, ít nhất cũng sẽ phải điều binh ứng đối với Đại Yến ta, từ đó, thời gian để quân hai nước giằng co nhau sẽ kéo dài thêm…

Lời của Phạm ái khanh vừa rồi là muốn tăng binh lên quan Lâm Dương, trẫm nói ngay, lời này vừa đúng vừa không đúng.

Hoàng đế thản nhiên cười nói:

- Đúng, là muốn cho quân Ngụy bị áp lực, Đại Yến ta quả nhiêu phải phái người đến quan Lâm Dương. Phái người đến, quân Ngụy trong lòng chắc chắn sẽ không yên, tất chia nhỏ tinh lực phòng ngừa. Nhưng trẫm sẽ không điều ra mấy vạn đại quân đến quan Lâm Dương.

Quần thần nhất thời đều nghi hoặc, muốn tạo áp lực lên quân Ngụy lại không điều quân đến quan Lâm Dương, vậy thì phải làm thế nào?

Hoàng đế dường như cũng hiểu những nghi vấn trong lòng quần thần, bình tĩnh giải thích:

- Trẫm hai ngày nay đều suy nghĩ việc này, đêm qua Thái tử cũng đưa ra một biện pháp, rất vừa ý trẫm.

Chúng thần ngạc nhiên. Xưa nay, Thái tử giống như người vô hình, nhiều năm qua chưa từng một lần xuất hiện trên triều, lại chưa bao giờ tham dự chính sự, một số người thậm chí đã quên mất sự tồn tại của Thái tử.

Lúc này Hoàng đế nhắc đến Yến thái tử, mọi người bỗng nhiên nhớ tới, trong thâm cung nước Yến vẫn có một vị Thái tử.

Nghe nói Thái tử đề xuất sách lược với Hoàng đế, điều này càng khiến cho quần thần càng thêm kinh ngạc. Đa số mọi người đều nghĩ: "Hay là sau khi đại hôn, tính tình Thái tử đã thay đổi, muốn tham gia vào việc triều chính?"

Cũng có người nghĩ: "Thái tử chung quy cũng là Thái tử, chính là Hoàng đế tương lai, tham dự chính sự cũng là việc bình thường thôi. Chắc là Thánh thượng thấy Thái tử đã đại hôn, nên cố ý dẫn dắt Thái tử tham gia chính sự, bồi dưỡng dần để nối ngôi sau này".

Sau khi ngạc nhiên, quần thần lại muốn biết vị Thái tử như Thần Long kia đã đưa ra sách lược gì?

Tiêu thái sư vốn bất động như núi Thái Sơn và bình tĩnh như Hàn Huyền Đạo lúc này cũng hơi nhíu mày.

- Thái tử muốn thỉnh cầu trẫm, cho hắn đi tới quan Lâm Dương tuần tra.

Hoàng đế bình tĩnh nói:

- Thái tử nếu tới quan Lâm Dương, trẫm thấy so với việc phái ra mấy vạn tinh binh còn khiến người Ngụy cảm thấy áp lực hơn.

Lời vừa nói ra, quần thần chấn động.

Trong triều đường đột nhiên yên ắng, điện Kim Loan khổng lồ không một tiếng động.

Hoàng đế hướng về Tiêu thái sư hỏi:

- Thái sư, khanh cảm thấy sách lược Thái tử đề ra thế nào?

Tiêu thái sư thần sắc đã bình tĩnh trở lại, run rẩy đứng lên, khom người hướng Hoàng đế nói:

- Khởi bẩm Thánh thượng, lão thần cho rằng việc này tuyệt đối không thể.

Hoàng đế nhíu mày:

- Vì sao?

- Thánh thượng, Thái tử chính là long thể của nước Yến, hiện giờ biên quan khí thế rất nóng bỏng, lại viên hắc ám của hai nước Ngụy Khánh chắc chắn rải khắp biên quan, tình thế hung hiểm, Thái tử thân ngàn vàng, không thể mạo hiểm được.

Tiêu thái sư nghiêm nghị nói.

Hoàng đế từ tốn:

- Ý của Thái sư là việc này không thể được?

Tiêu thái sư đáp:

- Thái tử đưa ra sách lược này cũng có thể xem là một biện pháp tốt. Lão thần tuy chỉ là thần tử, không cần đến Thái tử phải mạo hiểm long thể, nếu Thánh thượng cho phép, lão thần nguyện ý đi quan Lâm Dương, quân Ngụy thấy lão thần đến quan Lâm Dương chắc chắn cũng sẽ kiêng kị ít nhiều.

Lão nói mấy lời này xem ra cũng rất thật.

Tiêu thái sư là trọng thần của nước Yến. Nếu Tiêu thái sư xuất hiện ở quan Lâm Dương, người Ngụy nhất định sẽ chấn động, chắc chắn sẽ suy đoán nước Yến có động thái nào đó.

Trên triều đường, Tô Quan Nhai vốn rất kiệm lời, hôm nay đột ngột bước ra khỏi hàng, cung kính tâu:

- Khởi bẩm Thánh thượng, Thái sư tuổi đã cao, thời tiết lại đang vào lúc chuyển giao từ mùa thu sang mùa đông, đường đi khó khăn hiểm trở, biên quan lại lắm cạm bẫy rập rình, Thái sư nếu tới biên quan, tuy rằng có thể khiến người Ngụy kinh sợ, nhưng không thể không suy xét đến sức khỏe của Thái sư. Thái sư là trọng thần của triều đình, là rường cột của nước nhà. Nếu có chút sơ suất thì quả là việc rất không hay.

Tô Quan Nhai nói những lời này, càng khiến cho quần thần sửng sốt.

Tô gia và Tiêu gia là đối thủ già đời, thù hận đôi bên e rằng còn hơn cả Tiêu gia và Hàn gia. Tô Quan Nhai phải là mong cho Tiêu thái sư chết sớm mới đúng, hôm nay làm sao lại có thái độ khác thường, đột nhiên quan tâm đến sức khỏe của Tiêu thái sư.

Tiêu thái sư nhíu mày, rất nhanh cười rộ lên, chắp tay:

- Đa tạ Tô đại nhân quan tâm. Tuy nhiên, quốc sự làm trọng, chia sẻ nỗi lo với Thánh thượng, lão thần dù phải bỏ bộ xương khô này lại biên quan, cũng không tiếc nuối.

Hoàng đế trầm ngâm một lát, lắc đầu nói:

- Tô ái khanh nói đúng. Thái sư tuổi đã cao, không thể để Thái sư đi biên quan được. Thái tử khẩn cầu trẫm cho đi, mấy hôm nay trẫm suy nghĩ mãi, có nên chấp thuận hay không? Quan Lâm Dương là nơi có trọng binh của Đại Yến ta, hơn nữa, còn có Tiêu Hoài Kim trấn thủ, nếu Thái tử đến đó, tất nhiên là có thể hộ giá an toàn. Trên đường đi thì cũng đã có Ngự Lâm Quân hộ tống, không đáng ngại.

Tiêu thái sư còn định lên tiếng ngăn cản, Hoàng đế đã xua tay:

- Thái sư không cần nói nữa, Thái tử tuy là Thái tử nhưng cũng là con dân nước Yến, cũng vì nước mà dốc sức. Hơn nữa, bởi vì Thái tử là Thái tử của Đại Yến, càng cần có nhiều trải nghiệm. Đi tới biên quan, là nơi phù hợp nhất.

Ho khan một tiếng, rồi nói:

- Nội Ngự Lâm Quân không thể điều động, ba doanh ngoại Ngự Lâm Quân điều một doanh hộ tống Thái tử đến biên quan.

Hoàng đế trầm ngâm một lát, rốt cuộc nói:

- Trẫm vốn muốn hạ chỉ Tô Vũ Đình suất lĩnh Phương Tường Doanh hộ tống, nhưng mấy ngày trước, nghe nói Tô Vũ Đình bị ngã ngựa.

Tô Quan Nhai lập tức nói:

- Khởi bẩm Thánh thượng, khuyển tử hiện giờ đang dưỡng thương trong phủ. Ngày đó sức khỏe không tốt, nên ngã ngựa bị thương ở cột sống, không đứng dậy được. Hai ngày nay hơi có chút biến chuyển, nếu có người dìu cũng đã có thể đứng dậy.

Dừng một chút, nghiêm mặt nói:

- Thánh thượng nếu hạ chỉ khiến khuyển tử dẫn quân đi hộ tống Thái tử là một vinh quang, cho dù không thể đứng dậy hắn cũng sẽ phụng chỉ.

Hoàng đế xua tay nói:

- Đứng dậy còn không nổi, làm sao hộ giá Thái tử? Thôi, nếu hắn thương thế chưa lành thì hãy tập trung dưỡng thương mới phải.

Dừng một chút, rồi nói tiếp:

- Truyền ý chỉ của trẫm, Hàn Mạc suất lĩnh Báo Đột Doanh hộ tống. Hắn còn là Thính trưởng Tây Hoa Thính, hãy mang theo một ít lại viên bóng tối đi theo âm thầm bảo hộ.

Kỳ thật mọi người cũng đã đoán được, trong ngoại tam doanh, Xương Đức Hầu Tào Ân thân là Hầu gia, tất nhiên sẽ không thể rời kinh hộ tống, còn lại Phương Tường Doanh và Báo Đột Doanh, vốn Tô Vũ Đình là thích hợp nhất, thì thương thế chưa lành, chỉ còn lại Hàn Mạc. Bạn đang đọc truyện tại TruyệnFULL.vn - http://truyenfull.vn

Hàn Huyền Xương nhíu mày, nhưng Hoàng đế nếu đã hạ chỉ, thì cũng không thể ra mặt phản đối.

Chỉ có điều ông ta dường như cũng cảm thấy trong việc này có chút cổ quái.

Tô Vũ Đình sớm không bị thương muộn không bị thương, vì sao cố tình nhè đúng vào lúc Thái tử đi biên quan mà ngã ngựa để bị thương? Hơn nữa, Tô Vũ Đình được tính vào hàng cao thủ võ đạo của nước Yến, làm sao để bị thương dễ dàng như vậy?

Duy Hàn Huyền Đạo vẫn ung dung bình thản, mặt không chút thay đổi.