Sau khi xây xong mộ cho Tử Chính, bọn Nhương Thư rời Lâm Đồng, đến thành Đồng Quan. Ngay trưa hôm sau, tức ngày mồng bốn tháng ba, bọn tiểu cái đến báo tin rằng đã phát hiện nhiều toán kỵ mã đi qua Đồng Quan, tiến về hướng huyện Hoa Lâm.

Biết tà ma đang trên đường chinh phạt phái Hoa Sơn, Vô Ưu Cái lập tức ra lệnh khởi hành.

Cả đoàn cải trang cẩn thận, bám theo đối phương nhưng cách xa đến vài dặm. Dường như Tứ Phạn Thiên cung đã ấn định ngày giờ tấn công thích hợp nên cước trình chẳng hề vội vã. Họ giả làm lái buôn, từng tốp nhỏ xâm nhập huyện thành Hoa Âm, phân tán ra mà tìm chỗ trọ.

Phe Nhương Thư thì đi thẳng lên núi Hoa Sơn để báo hung tin và bàn cách cự địch.

Hoa Sơn được nhắc đến rất nhiều trong truyện võ hiệp, phái Hoa Sơn đã nổi tiếng với những nhân vật như Lệnh Hồ Xung, Nhạc Linh San, Quân Tử Kiếm Nhạc Bất Quần... nay tác giả xin mạn phép miêu tả sơ địa thế Hoa Sơn để chư vị độc giả thưởng lãm.

Hoa Sơn được phong làm Tây Nhạc trong Ngũ Nhạc của Trung Hoa, nằm ở huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây, Bắc giáp sông Vị, phía Nam là rặng Tần Lĩnh.

Hoa Sơn có đến năm đỉnh, một ở giữa và bốn đỉnh còn lại vây quanh tựa một đóa hoa. Đỉnh trung tâm có tên Ngọc Nữ, do truyền thuyết kể rằng con gái Tần Mục Công là Ngọc Nữ đã rời bỏ Hoàng cung, đến nơi này ẩn tu. Chính vì vậy mà ở đây có nhiều danh thắng mang tên Ngọc Nữ như: Đền Ngọc Nữ, bồn gội đầu của Ngọc Nữ, Ngọc Truyền Viện.... v.v...

Đỉnh phía Bắc tên gọi Vân Đài, chắc là do luôn bị mây bao phủ. Đỉnh phía Tây có cung Thúy Vân, trước cửa cung có tảng đá lớn hình dạng giống đóa sen, nên đỉnh Tây còn có tên là đỉnh Liên Hoa.

Trên đỉnh Đông có đài Triều Âm,nơi du khách có thể quan sát bốn phía Hoa Sơn, vì thế Triều Âm trở thành tên của đỉnh núi này.

Ngọn cao nhất của rặng Hoa Sơn chính là đỉnh nam, độ khoảng sáu trăm năm mươi ba trượng, bốn phía có rừng tùng bao phủ.

Hoa Sơn đẹp nhờ thế núi kỳ tú, và cũng nhờ hàng trăm công trình kiến trúc phong phú, gồm đình, chùa, lâu các, miếu mạo. Nổi tiếng nhất là những thắng cảnh đã kể trên, cùng vài nơi khác nhưu Miếu Tây Nhạc, trấn Nhạc Quan, Thiếu Hoa Sơn, và đoạn trường thành đời nhà Ngụy.

Thế thì căn cứ của Hoa Sơn Kiếm phái nằm ở ngọn nào? Xin thưa rằng do đường đi đến Hoa Sơn cực kỳ hiểm trở, chỉ có một lối đi duy nhất ở hướng Nam, nên Đạo cung của phái Hoa Sơn bắt buộc phải nằm ở sườn Nam của đỉnh Nam. Hoa Sơn phái trước hết là một cơ sở đạo giáo, phát nguyên từ Toàn Chân giáo ở Hoa Bắc. Tổ sư phái Hoa Sơn là một nhân vật có thực, tên gọi Hách Đại Thông.

Họ Hách lại là đệ tử của tổ sư phái Toàn Chân Vương Trùng Dương, nhân vật chính trong tác phẩm Võ Lâm Ngũ Bá.

Sau khi sư phụ thăng thiên, Hách Đại Thông về núi Hoa Sơn lập Đạo cung, quáng bá giáo nghĩa Toàn Chân. Truyền đạo thì cần đông tín đồ, nên Thuần Dương đạo cung phải tọa lạc ở nơi bách tính dễ lui tới. Nếu nằm quá cao, quá xa thì các đạo sĩ Hoa Sơn chỉ có nước chết đói vì chẳng được lê thứ cúng dường.

Khác với Nhạc Bất Quần, Chưởng môn phái Hoa Sơn, Ngọc Tâm Tử là một đạo sĩ thứ thiệt, suốt đời chay tịnh và không có vợ con.

Ông mừng rỡ đón chào bọn Vô Ưu Cái, mời vào khánh xá ở mé tả Thuần Dương đạo cung. Cái tên này xuất phát từ việc Vương Trùng Dương nhận mình là đệ tử của Lã Thuần Dương đời nhà Đường. Thực ra Toàn Chân và Hoa Sơn đều thờ Chân Võ Đế Quân. Nghe Vô Ưu Cái báo tin dữ, Ngọc Tâm Tử buồn rầu nói :

- Bần đạo vốn dốt đặc về binh pháp, phiền Cao thí chủ chủ trì dùm cục diện.

Bất Trí thư sinh nói vài câu khiêm tốn rồi đưa ra ngay một kế hoạch ứng phó vô cùng tuyệt diệu.

Ngọc Tâm Tử triệu tập môn đồ để Cao thư sinh phân phó nhiệm vụ. Tuy phái Hoa Sơn đông đến ba trăm, trong khi đối phương chỉ độ hai trăm, song các đạo sĩ đều không có kinh nghiệm giao đấu, thua xa bọn sát thủ Thiên cung, đấy là chưa kể đến chất độc Vô Hình.

May thay bọn Vô Ưu Cái đã xuất hiện, mang theo cả phương pháp đối phó với kỳ độc. Đến xẩm tối thì ai cũng được trang bị khăn phòng độc khí, sẵn sàng diệt địch. Nhưng không phải là chờ kẻ thù đến tận nhà mà là mai phục ngay đoạn đường hiểm yếu dưới chân núi.

Như đã nói ở trên, chỉ có một con đường duy nhất dẫn vào các ngọn núi của Hoa Sơn. Đường độc đạo này trước tiên đi ngang qua đỉnh Nam, trổ nhánh rẽ phải, con đường nhánh này dành cho những khách thập phương đến cúng bái ở Thuần Dương đạo cung của phái Hoa Sơn.

Đoạn đường dài năm dặm ấy xuyên qua rừng tùng rậm rạp, rộng mười hai bước chân, xe ngựa có thể đi được nhưng hơi chậm vì lên dốc.

Mấy đời đệ tử Hoa Sơn đã phải đổ biết bao mồ hôi để khai phá con đường này. Do địa hình sơn cước, cao dần về hướng núi nên họ đã phải đào đắp, san lấp những đoạn gồ ghề, những dốc đá dựng đứng, để có được một con đường bằng phẳng, thoai thoải hiện nay.

Đất đá dư ra trong quá trình làm đường, được đổ đầy hai bên lộ, tựa như đê vậy. Trên hai dãy đê lổn nhổn này, cỏ dại, bụi rậm mọc đầy, trở thành chỗ bố trí phục binh rất lý tưởng, trong con mắt tinh tường của một kẻ đầy bụng lục thao, tam lược như Bất Trí thư sinh.

Đầu canh một, trinh sát Cái bang ở huyện thành Hoa Âm đến cấp báo rằng phe đối phương đã rời chỗ trọ. Lực lượng Hoa Sơn lập tức chiếm lĩnh vị trí đã định, lặng lẽ đợi chờ.

Giữa canh hai, một đoàn quân Hắc y đông đảo tiến về Đường mòn, lướt đi rất nhanh với bước chân êm ái của những kẻ có thân pháp cao cường.

Tưởng mình ở thế bất ngờ nên Tứ Phạn Thiên cung rất an tâm, nhất là hai gã tiền trạm dọ đường không hề có tín hiệu báo nguy.

Rừng tùng hai bên đường đều có tuổi hơn trăm, lại gặp lúc xuân về nên xanh tốt, cành lá vươn ra gần giữa lộ, che kín cả ánh sao khuya. Và trong khung cảnh tối tăm ấy, phe Hoa Sơn hoàn toàn chiếm lợi thế khi từ đích đê trút xuống trận mưa đá. Các đạo sĩ không biết thủ pháp phóng ám khí nhưng ném đá thì chẳng khó. Họ đứng trên cao, cật lực phang những hòn đá núi to hơn nắm tay vào hàng ngũ kẻ thù.

Đòn ám tập này thu được kết quả mỹ mãn, đả thương mấy chục gã Hắc Y, tiếng rên la, kêu cha gọi mẹ vang dậy đêm xuân.

Hai đầu đường đã bị chặn kín, bọn Thiên cung chỉ còn cách nhảy lên lũy đất hai bên lộ, đào tẩu bằng lối rừng tùng. Đương nhiên chúng bị các đạo sĩ chặn lại bằng đá và bằng trường kiếm.

Giờ đây, quân số Tứ Phạn Thiên cung chỉ còn lành lặn hơn trăm, bằng nửa phái Hoa Sơn, đúng như dự kiến của Bất Trí thư sinh. Bước kế tiếp là dùng số đông mà áp đảo kẻ thù, cứ hai đạo sĩ đánh với một gã Hắc y.

Đuốc nhựa thông được thắp sang rực, soi rõ đấu trường, cả trên lũy lẫn dưới lòng đường.

Bọn đầu não Thiên cung đã đánh thốc ngựa ra ngoài, mở đường máu cho thuộc hạ. Họ cũng bịt kín đầu nên chẳng thể nhận diện được. Tuy nhiên, dựa vào võ công có thể đoán ra sự có mặt của Độc Biển Thước. Tả Nho Quan phối hợp kiếm chưởng, tiến ra như vũ bão, theo sau là bốn đại cao thủ võ nghệ cao cường.

Thống lĩnh rút chặn hướng Nam chính là Ngọc Tâm Tử và hai sư đệ, cùng hai chục đạo sĩ Hoa Sơn. Độc Biển Thước bản lãnh vô song, chỉ một chưởng cách không đã đẩy lùi Ngọc Tâm Tử, còn kiếm thì quét văng hai cao thủ hàng chữ Ngọc của Hoa Sơn.

Họ Tả nhờ máu Huyết Hoa Lộc mà sở hữu đến trăm năm công lực, chưởng kình nặng như núi, có thể đả thương người từ khoảng cách trượng rưỡi, lợi hại gấp bội Lã Tập Hiền. Đấy là chưa nói đến việc lão tinh thông đủ bảy mươi hai chiêu Thần Quang chưởng pháp, đòn ra thần tốc và cực kỳ ảo diệu. Với tu vi ấy, Thần Quang Kiếm Pháp cũng không có đối thủ, dù còn kém Phật Đăng kiếm pháp một bậc. Nay Thượng nhân đã nhập Niết Bàn, Tả Nho Quan cho rằng mình là kẻ vô địch.

Sau khi đánh bại Chưởng môn phái Hoa Sơn và hai sư đệ. Độc Biển Thước hung hãn xông vào đám đạo sĩ, tưởng chỉ một,hai chiêu là quét sạch. Tiếc thay, bọn cừu non kia chẳng hề sợ hãi, ngang ngạnh xông lên tấn công.

Độc Biển Thước ngạo nghễ vỗ liền bốn chưởng theo hình nan quạt để đả thương những kẻ đi đầu. Không ngờ có ba đạo sĩ trung niên bốc lên không trung như chiếc pháp thăng thiên, rồi bủa lưới thép xuống đầu họ Tả, và người thứ tư thì xông thẳng đến.

Kiếm phong, đao kình rít lên veo véo. Chứng tỏ công lực của bốn tay đạo sĩ kia chẳng hề non kém.

Độc Biển Thước không chút bối rối, tả thủ đẩy liền chín chưởng như vũ bão, đánh bật ba gã trên cao, rồi lướt đến cử kiếm tiếp gã trước mặt. tên đạo sĩ này có vẻ chẳng đáng sợ, bước chân nặng nề dậm thình thịch trên mặt đường. Song khi còn cách nhau hơn trượng, gã ta đột ngột lao vút đến như tên bắn, trừơng kiếm xé không gian, kiếm kình cuồn cuộn như thác lũ, kiếm ảnh lấp loáng phản chiếu ánh đuốc, hiện rõ mười tám ngọn lửa chập chờn.

Đã từng thảm bại dưới Phật Đăng kiếm pháp nên Tả Nho Quan nhận ra ngay chiêu “Nghiệp Chướng Nan Đào”, vội nghiến răng đánh chiêu “Tà Huy Tây Chiếu”, còn tả thủ vỗ một chưởng ngàn cân vào thượng bàn đối phương.

Độc Biển Thước rèn luyện hơn hai chục năm, đạt đến mức tinh tuý của tuyệt học Thần Quang, thủ pháp Kiếm Chưởng Hợp Bích rất cao siêu.

Gã đạo sĩ kia liều lĩnh nghiêng người, để đạo chưởng kình đánh phớt vào vai trái và vẫn tiếp tục ập vào. Khả năng chịu đòn của gã thật đáng khâm phục, nếu là người khác thì đã gẫy xương, dập phổi.

Hai luồng kiếm quang chạm nhau chỉ trong khoảnh khắc đã tắt lịm, và Tả Nho Quan rú lên kinh hoàng vì ngực, bụng thủng đến ba lỗ. Chưởng là sở trường của Thần Quang nhưng kiếm thuật lại là nghề của vị hòa thượng Ngũ Đài sơn nên họ Tả phải chịu thiệt thòi.

Độc Biển Thước công lực thông thần, chẳng vì ba vết thương ấy mà nhục chí, bốc lên cao giáng chưởng xuống đầu gã láo xược kia. Nhưng ba tên lúc nãy đã đề khí bay lên, liên thủ đánh lão ngay trên không trung. Lợi hại nhất là thanh bảo đao trắng tỏa khí lạnh căm căm.

Nhận ra Tuyết Hoa đao pháp của Đao Đế, Độc Biển Thước chột dạ, khi truyền nhân của hai người đứng đầu Vũ Nội tứ thần liên thủ thì rất đáng ngại. Nhất là lão đã thọ thương, đánh lâu sẽ kiệt lực vì mất máu.

Tả Nho Quan vung chưởng giáng vào lưới đao, mượn lực phản chiếu với vị trí cũ, hạ thân xuống đất, lập tức bị bốn cao thủ kia vây chặt.

Lúc này mới thấy hết được bản lãnh kinh thiên động địa của họ Tả. Lão thi triển một bộ pháp thần kỳ, lượn lờ giữa vòng vây, kiếm phong rít gió rợn người và chưởng kình liên tiếp đẩy ra như bão tố. Chưa đầy nửa khắc lão đã lần lượt đánh cho bốn đạo nhân kia rỉ máu miệng, và Độc Biển Thước đã nhận ra thêm hai pho kiếm của Vương Ốc lão nhân và Hồng Diện Tôn Giả.

Lão rất kinh ngạc vì Tần Nhương Thư và Bạch Thúy Sơn đã bỏ mạng dưới vực thẵm Sáp Vân Phong. Nhớ đến cái chết của Phân đàn chủ Lạc Dương là Trác Thiên Lộc, lão thức ngộ ngay rằng Nhương Thư còn sống. Phật Đăng Thượng Nhân chỉ có hai đồ đệ mà thôi.

Tả Nho Quan giận dữ gầm lên :

- Tần Nhương Thư! Ngươi phải thay lão trọc Phật Đăng trả nợ cho lão phu.

Chẳng có ai thèm đáp vì họ đang cố lợi dụng cơ hội tốt này để ập vào tấn công Độc Biển Thước.

Tả Nho Quan liền bốc cao hai trượng, nhanh tay tra kiếm vào vỏ bên hông, múa song chưởng giáng xuống. lão hiểu rằng kiếm thuật là sở trường của Nhương Thư nên chẳng dại gì tiếp tục dùng kiếm nữa.

Chiêu “Thái Dương Tán Sắc” gồm đến ba mươi sáu đạo chưởng phong, kình lực mãnh liệt phi thường, đánh bạt đao kiếm, đẩy văng cả bốn đối thủ ra xa.

Gã đạo sĩ nhỏ người chính là Thúy Sơn, còn gã to ngang là Thiết Kình Ngư Tào Ưng. Hai người này trúng đòn khá nặng nên phải rút ra ngoài điều tức để Nhương Thư và Nghi Tuyệt chống cự.

Có tiếng ai vọng đến :

- Tả Nho Quan! Lính của lão chết gần rồi đấy. Hãy bó tay qui hàng đi thôi.

Đúng là hai đánh một chẳng chột cũng què, phe Tứ Phạn Thiên cung thương vong rất nhiều, tình thế mỗi lú thêm nguy ngập.

Họ Tả cười nhạt :

- Để lão phu giết hai gã này mà gỡ vốn vậy.

Thế là lão múa tít song thủ, xuất những chiêu độc ác và mãnh liệt khiến hai gã Tần, Hoàng phải tối tăm mặt mũi. Song Nhương Thư đã khiến họ Tả phải ngán ngẩm trước khả năng chịu đòn phi thường. Chàng liên tiếp hộc máu nhưng vẫn ôm kiếm lăn xả vào. Độc Biển Thước không dám để đối phương áp sát, đành dùng bộ pháp “Thần Quang Hoán Vị” mà né tránh.

Người vừa nói chính là Bất Trí thư sinh Cao Trường Toản. Lão đang đứng trên ngọn cây tùng gần đấy để bao quát trận địa. Họ Cao bỗng bảo :

- Hoàng lão đệ hãy lùi xa, để mình Nhương Thư đối phó.

Quyết định kỳ lạ này của lão đã khiến Nghi Tuyệt sửng sốt nhưng phải tuân theo.

Họ Hoàng bỏ trận địa nhảy lên lũy đất, đau lòng nhìn Nhương Thư cứ phải lùi mãi về hướng Nam, cách khá xa đấu trường chung.

Bất ngờ, trên ngọn tùng thứ hai, gần vị trí mới của Nhương Thư và Độc Biển Thước, phát ra tiếng ho khan. Họ Tần lập tức bay lên như pháo thăng thiên, rơi chếch phía sau con đê đất ở ven đường. Cùng lúc ấy, hai vật lạ từ ngọn Tùng chạm mảnh đất dưới chân Tả Nho Quan.

Hai tiếng nổ long trời phát ra gần như đồng thời, tưởng rằng đã phân thây họ Tả. Nhưng Độc Biển Thước xảo quyệt có thừa đã kịp rời chỗ. Tuy nhiên, sức ép của hỏa khí đã khiến lão phải hộc máu, và thân sau đau nhức vì hàng trăm mảnh đá vụn bắn vào. Lão kinh hoàng chạy thẳng, chẳng dám quay đầu lại.

Đám cao thủ chủ chốt của Thiên cung đang giao đấu với các đạo sĩ già của phái Hoa Sơn, cũng vội nối gót Tả Nho Quan.

Bọn đệ tử Thiên cung không đủ bản lãnh thoát đi, đành ở lại chịu chết. Ba ả họ Điền được sự bảo vệ của Tô Châu ngũ tặc nên yên tâm tả xung hữu đột, lập được nhiều chiến tích.

Ngọc Tâm Tử bất nhẫn lên tiếng kêu gọi bọn sát thủ Thiên cung qui hàng, song chẳng tên nào đáp ứng, chiến đấu mãi đến giọt máu cuối cùng.

Chiều mười ba, bọn Nhương Thư có mặt ở Đồng Quan. Tối hôm ấy, Nhương Thư sang phòng Vô Ưu Cái, gặp cả Bất Trí thư sinh và Dạ Quân Tử ở đấy. Ba lão nhân này đang bàn bạc kế hoạch đối phó với Độc Biển Thước.

Vô Ưu Cái nghiêm giọng bảo chàng :

- Tần hiền đệ! Lão phu biết mấy hôm nay ngươi rất ưu phiền vì bản lãnh kém xa Tả Nho Quan, nhưng đấy là lẽ thường tình vì chu vi quá chênh lệch.

- Thực ra, ngươi chính là kình địch số một của họ Tả, bởi lão không thể nào giết được ngươi. Trận vừa rồi đã chứng minh việc ấy. Bọn lão phu sẽ tạo cơ hội để hiền đệ ra tay bất ngờ, tất sẽ tiêu diệt được Độc Biển Thước.

Nhương Thư lắc đầu gượng cười :

- Tiểu đệ không trẻ con đến mức tự ái về điều đó, chẳng qua trong lòng lo lắng cho Bạch Ngọc Tiên Tử đấy thôi.

Ba người kia nhìn nhau với ánh mắt kỳ lạ, khiến Nhương Thư chột dạ, Vô Ưu Cái thở dài :

- Hiền đệ hãy cố trấn tĩnh nghe lão phu nói đây. Thực ra, Lâm Đại Ngọc đã rơi vào tay Âm Sơn lão tổ Lương Dã Toàn, sư phụ của Thiểm Bắc Thần Long Lạc Nhất Lôi. Gã khốn kiếp họ Lạc đã đem người yêu cũ dâng cho sư phụ. Hai thầy trò gã đã đến Lã Lương sơn giết sạch Lâm gia trang, bắt sống Đại Ngọc. May thay, có một ả nữ tỳ chưa chết nên đã kể lại khi đệ tử bổn bang đến hỏi thăm.

Hung tin này như sét đánh ngang tai, khiến Nhương Thư chết điếng. Một hồi lâu mới mở miệng được :

- Nhưng người của Cái bang ở Âm Sơn có biết Bạch Ngọc Tiên Tử sống chết thế nào không?

Hầu bang chủ ứa nước mắt đáp :

- Đại Ngọc bị bắt ngày mùng bốn tết, và đến gần cuối tháng giêng thì thi thể được phát hiện trong cánh rừng vắng ở ngoại thành Du Lâm. Đệ tử bổn bang đã chôn cất nàng tử tế.

Nhương Thư bình thản đến mức chẳng ai ngờ được, chỉ ánh mắt là rực rỡ nỗi đau đớn và thù hận. Chàng từ tốn hỏi :

- Phải chăng Âm Sơn lão tổ đang ở Du Sơn với Thiểm Bắc Thần Long?

Vô Ưu Cái gật đầu :

- Đúng vậy! Nghe nói lão quỷ già họ Lương ấy tình cờ tìm được một bụi thiên niên Tuyết Sâm trên đỉnh núi Âm Sơn băng giá, nên tóc đen trở lại, dục tính rất mạnh, phải về ở chốn phồn hoa mới có đủ nữ nhân để đáp ứng.

Bất Trí thư sinh tư lự :

- Âm Sơn lão tổ tuổi đã tám ba, nay ăn được kỳ trân công lực không dưới trăm năm. Lão ta mà có dã tâm bá chủ như Độc Biển Thước thì võ lâm cũng khốn đốn.

Và lão quay sang bảo Nhương Thư :

- Ta biết hiền đệ đã quyết đi Du Lâm để báo thù cho Bạch Ngọc Tiên Tử. Có đúng thế chăng?

Nhương Thư gật đầu, mắt sáng rực :

- Tiểu đệ dù không địch lại cũng có thể thừa cơ tập kích Lương lão quỷ. Khi tiểu đệ đã liều mạng thì trong võ lâm khó ai lành lặn.

Vô Ưu Cái quắc mắt mắng :

- Hồ đồ! Ngươi kế thừa sự nghiệp giáng ma của Phật Đăng Thượng Nhân, tính mạng thuộc về võ lâm, sao lại dám mở miệng nói đến việc liều chết? Đấy là chưa kể hạnh phúc của ba cô gái họ Điền, ngươi làm thế liệu có hợp đạo lý hay không?

Nhương Thư toát mồ hôi vái dài :

- Tiểu đệ đã hiểu đại nghĩa, cảm tạ Hầu lão ca đã dạy bảo.

Bất Trí thư sinh mỉm cười :

- Thực ra việc giết Âm Sơn lão tổ cũng không khó, chỉ cần hai trái Bạt Sơn Thần Lựu là đủ. Tuy nhiên, qua trường hợp thoát chết của Độc Biển Thước, chúng ta phải nghĩ đến việc Lương Dã Toàn cũng có thể sống sót. Một kẻ sở hữu trăm năm công lực thì mỗi cú nhảy xa đến hơn ba trượng, trong khi thần lực không nổ ngay khi chạm đất, mà lại phải sau khoảng thời gian vài cái chớp mắt. Âm Sơn lão tổ không chết tất sẽ vào Trung Nguyên, tìm Nhương Thư báo thù, không chừng sẽ liên thủ với Độc Biển Thước. Hậu quả thế nào thì ai cũng hiểu.

Nhương Thư nghe lão phân tích mà choáng váng, buồn rầu nói :

- Thế thì tiểu đệ phải làm sao?

Bất Trí thư sinh lắc đầu :

- Không phải thế! Ngươi và Bạch Thúy Sơn vẫn cứ đem Bạt Sơn Thần Lựu đi Du Lâm, tuỳ cơ ứng biến. Hai ngươi sẽ đóng vai vợ chồng mang lễ vật hậu hĩnh, xưng là người của Tứ Phạn Thiên cung đến cầu kiến lão Tổ. Nếu thấy không có thời cơ để sử dụng hỏa khí thì đánh lén một đòn rồi đào tẩu.

Họ Lương chết thì tốt, bằng không, lão ta sẽ tìm Độc Biển Thước hỏi tội.

- Chúng ta sẽ cung cấp tiền bạc và nhân lực để Âm Sơn lão tổ vững lòng tương sát với Tứ Phạn Thiên cung. Khi lão giết xong Tả Nho Quan, lão phu hứa sẽ có cách giao Lương Dã Toàn cho hiền đệ kết liễu.

Vô Ưu Cái và Dạ Quân Tử Quách Tàn Bôi hồ hởi dơ ngón cái khen ngợi diệu kế của họ Cao.

Nhương Thư biết mình và các bằng hữu không đủ sức tiêu diệt Độc Biển Thước, đành vì đại cục mà chấp nhận kế hoạch này của Bất Trí thư sinh.

Chàng khẳng khái đáp :

- Tiểu đệ xin tuân mệnh. Song vì sao lại phải bắt Thúy Sơn giả gái, đóng vai vợ chồng với Thư này?

Cao Trường Toản khề khà giải thích, ánh mắt đầy vẻ diễu cợt :

- Nếu ngươi và Nghi Tuyệt đi thì Lão tổ sẽ cảnh giác vì sát khí quá mạnh. Còn với một đôi nam thanh nữ tú thì sát khí của ngươi bị vẻ ôn nhu của Thúy Sơn che lấp, và chỉ mình y mới đủ bản lãnh khinh công để cùng ngươi đào tẩu.

- Biết y có làm nổi không đấy! Với cái dáng đi khệnh khạng, tay khuỳnh khuỳnh kia, làm sao giả gái được?

Ba lão nhân không còn kìm nổi, ôm bụng cười sặc sụa nhưng chẳng dám lớn tiếng. Thấy Nhương Thư ngơ ngáo, Vô Ưu Cái hổn hển nói :

- Ngươi đúng là một gã đại ngốc. Thúy Sơn vốn là gái giả trai đấy.

Nhương Thư giật bắn mình, thảng thốt biện bác :

- Thật thế sao! Nhưng tiểu đệ đã kiểm tra, thấy ngực y bằng phẳng, lại có cả dương v*t cồm cộm trong quần nữa.

Bất Trí Thư Sing nghiêm giọng :

- Trước đây lão phu cũng bị lừa, chỉ sau khi hai người từ đáy vực hồi sinh thì lão phu mới rõ trắng đen. Những con cá màu đen dưới vực thẳm Sáp Vân Phong là Hắc Dâm Ngư, có tác dụng bồi bổ chân nguyên rất kỳ diệu, nhưng đồng thời lại làm cho người hưởng thụ rơi vào trạng thái mê man, đòi hỏi nữ nhân để quân bình Âm Dương. Nếu đúng Thúy Sơn là trai thì ngươi đã chết hoặc trở thành điên loạn suốt đời rồi. Nàng ta yêu ngươi tha thiết nên mới nhảy xuống vực chết theo, nào ngờ lại cứu được ngươi bằng cách hy sinh thân xác.

Nhương Thư xấu hổ đến mức chỉ muốn chui xuống gầm bàn, và rất cảm kích trước mối chân tình của Thúy Sơn.

Cao lão hắng giọng nói tiếp :

- Lão phu đã xem lại y kinh hiểu rằng Thúy Sơn mang chứng Tiên Thiên Bất Túc ở Kinh Túc Thái Âm Tỳ, cơ thể thiếu những chất nội tiết dành cho nữ giới. Do vậy, ngực của nàng ta chẳng phát triển và kinh nguyệt cũng không. May thay trong quyển cổ thư này có một toa thuốc để điều trị, hãy cho nàng uống thuốc và giao hợp hằng ngày, sẽ thấy kết quả tốt.

Nhương Thư đỏ mặt tía tai, chỉ gật đầu chứ không dám mở miệng. Dạ Quân Tử bỗng lên tiếng :

- Tần hiền đệ mấy lần ăn được kỳ vật mà công lực chẳng tăng tiến bao nhiêu, kể cũng lạ thực.

Bất Trí thư sinh gật gù :

- Lão phu cũng thắc mắc mãi về điều ấy. Có lẽ do ba loại Quỷ Nấm, Thủy Xà Giác Huyết, và Hắc Dâm Ngư có dược tính đối kháng nên hiệu quả kém đi. Tuy nhiên, việc y thoát khỏi tử hạn ba năm, có được thân thể sắt thép và một công lực hơn bốn mươi năm cũng là quá diễm phúc rồi.

Vô Ưu Cái thở dài :

- Tiếc rằng bao nhiêu ấy cũng chưa đủ để đối phó với Độc Biển Thước hoặc Âm Sơn lão tổ.

Sáng hôm sau, đoàn người lên đường đi Lạc Dương. Khi đến Tổng đàn Cái bang được ba ngày thì Dạ Quân Tử mới làm xong chiếc mặt nạ mang dung mạo Cung chủ Tứ Phạn Thiên cung Âu Dương Lăng. Nhương Thư sẽ dùng thân phận của gã để bái kiến Âm Sơn lão tổ, thực hiện kế Di Họa Giang Đông.

Ba ả họ Điền không hề biết ẩn tình về Bạch Ngọc Tiên Tử, cứ ngỡ Nhương Thư ra đi vì việc công của võ lâm. Họ cũng không được tiết lộ thân phận nữ nhi của Bạch Thúy Sơn, chỉ trầm trồ khen lấy khen để rằng gã giả gái rất hợp, nhan sắc chẳng thua gì họ. Bộ ngực lép kẹp phải độn bông của Thúy Sơn đã làm cho ba nữ nhân chẳng chút nghi ngờ.

Mờ sáng ngày hai mươi hai tháng ba, Nhương Thư và Thúy Sơn rời Lạc Dương đi lên hướng Bắc, vượt sông Lạc Hà, đến chiều thì đã ở bờ Bắc Hoàng Hà.

Hai người vào trọ trong lữ điếm, chờ sáng hôm sau mới khởi hành. Đã đóng vai vợ chồng thì phải ở chung phòng, ngủ chung giường, Nhương Thư đã có cơ hội để thực hiện lời khuyên của Bất Trí thư sinh. Tuy đang đau khổ vì cái chết của Bạch Ngọc Tiên Tử, song chàng vẫn có nhiệm vụ với Thúy Sơn. Thế gian vốn vô thường, chúng sinh chìm đắm trong luân hồi, tử sinh chẳng thể tránh, nên kẻ thức giả an nhiên thụ mệnh, xem sống chết là một.

Đêm đến, Nhương Thư trao cho Thúy Sơn một viên dược hoàn màu xanh, nhỏ như hạt đậu :

- Hiền đệ uống đi!

Thúy Sơn mỉm cười hỏi :

- Thuốc bổ chăng?

Nhương Thư gật đầu, hài lòng khi thấy Thúy Sơn mau mắn nuốt ngay. Hai người lên giường vì đêm đã khuya. Nhương Thư ngượng ngùng ôm lấy nàng, chẳng còn thanh thản như lúc trước nữa. lát sau, Thúy Sơn thở hổn hển, run rẩy hỏi :

- Đại ca cho tiểu đệ uống xuân dược ư?

Nhương Thư dịu giọng bảo :

- Sơn muội! Ta đã biết nàng là gái giả trai.

Thúy Sơn hổ thẹn bật khóc :

- Tiểu muội chẳng đủ tư cách nữ nhân, đâu xứng với đại ca?

Nhương Thư biết nàng ám chỉ bộ ngực, liền an ủi :

- Hiền muội sai rồi. Chẳng lẽ một nam nhân không râu thì không phải đàn ông? Hơn nữa những viên linh đan kia sẽ giúp hiền muội khắc phục khiếm khuyết ấy.

Chàng liền kể lại lời nói của Bất Trí thư sinh. Thúy Sơn vừa mừng vừa thẹn, giấu mặt vào vai tình quân.

Nhương Thư cũng đã động tình, cởi áo nữ nhân, lần đầu được nhìn rõ bộ ngực lép kẹp của Thúy Sơn. Chàng say đắm hôn hít, vuốt ve thân hình thon dài, ngà ngọc rồi gầy cuộc truy hoan. Đêm nay, chàng hoàn toàn tỉnh táo nên động tác nhẹ nhàng, điêu luyện khiến Thúy Sơn tận hưởng những cảm giác ngút ngàn hơn hẳn những lần bị dày vò dưới đáy vực.

Cuộc hành trình ngàn dặm, xuyên cao nguyên Sơn Tây đã trở thành tuần trăng mật ngọt ngào của hai kẻ yêu nhau. Sau gần tháng mặn nồng ân ái và uống thuốc, kỳ diệu thay, ngực của Thúy Sơn đã có dấu hiệu nảy nở hơn trước, và khi họ đến thành Du Lâm thì kinh nguyệt xuất hiện.

Đôi uyên ương sẽ phải nghỉ ngơi ở khách điếm vài ngày, chờ niềm vui kia qua đi thì mới tính đến chuyện bái kiến Âm Sơn lão tổ. Ngay ngày đầu tiên, họ có bí mật đến tế mộ Bạch Ngọc Tiên Tử. Nhương Thư chỉ sa lệ, còn Bạch Thúy Sơn khóc như mưa, đúng với bản chất nữ nhi của nàng.

Hai hôm sau là hai mươi lăm tháng tư, hai người tìm gặp Phân đà của Cái bang ở Du Lâm. Kim Tiền Cái Lộ Đăng Tâm đã báo cho họ một tin không vui, là việc Âm Sơn lão tổ sắp khai trương Âm Sơn Thần Giáo vào ngày đầu tháng năm tới. Xem ra lão già hồi xuân ấy quyết làm bá chủ vùng Tây bắc và sau đó có thể là cả Trung Nguyên.

Kim Tiền Cái có người bà con làm gia nhân trong nhà Thiểm Bắc Thần Long Lạc Nhất Lôi nên biết rất rõ nội tình. Lão khề khà kể :

- Bẩm công tử! Dã tâm của Âm Sơn lão tổ rất lớn. Lão ta chiêu mộ bọn dũng sĩ của bộ tộc Đảng Hạ ở đất Tây Hạ, lực lượng rất đông đảo hùng mạnh. Một đạo quán đồ sộ được xây trên núi Âm Sơn trở thành thánh địa, còn Tổng đàn của Âm Sơn giáo thì lại ở Diên An. Việc này chứng tỏ Lão Tổ sẽ bành trướng vào Trung Nguyên. Hiện nay lão ta đang ở Âm Sơn để chuẩn bị lễ khai giáo, còn Lạc Nhất Lôi thì lo việc xây dựng Tổng đàn ở Diên An.

Mục tiêu biến mất, kế Di Họa Giang Đông bị phá sản, Nhương Thư chán nản hỏi Thúy Sơn :

- Thế thì chúng ta sẽ phải làm gì?

Thúy Sơn cau đôi mày liễu suy nghĩ, lát sau bàn rằng :

- Xét ra thì tội của Thiểm Bắc Thần Long còn nặng hơn Âm Sơn lão tổ. Nay chúng ta cứ đi ngay Diên Ân giết gã Lạc Nhất Lôi để báo thù cho Bạch Ngọc Tiên Tử.

Sáng hôm hai mươi sáu, Nhương Thư và Thúy Sơn lập tức xuôi Nam để đi Diên An. Lần này lộ trình thuộc bờ Tây nhánh phải Hoàng Hà, hoàn toàn nằm trên cao nguyên Hoàng thổ của đất Thiểm Tây, nên phong cảnh hoang vu, địa thế gập ghềnh hiểm trở, bụi vàng bay mù mịt, phủ kín cả người lẫn ngựa.

Hơn mười ngày sau đôi uyên ương mới có mặt ở Diên An, tìm khách điếm để nghỉ ngơi và trút bỏ bụi đường.

Chiều hôm ấy họ đã được Phân đà Cái bang ở Diên An báo cáo :

- Bẩm công tử! Sào huyệt của Âm Sơn giáo còn đang xây dựng dở dang, chỉ mới xong được phần kết cấu, chưa tô trát, sơn phết. nằm trên lưng chừng núi Kiếm Sơn, cách cửa Đông Thành hơn chục dặm.

Thúy Sơn ngắt lời gã :

- Việc phòng vệ ở nơi ấy thế nào?

Phân đà Chủ Cái bang ở Diên An là một hán tử sáu túi, tuổi bốn mươi tám, tên gọi Đại Chủng Cái Địch Cùng Nam, vì có cái miệng rộng gấp đôi người thường. Họ Địch cười đáp :

- Bẩm phu nhân! Tổng số nhân thủ ấy đông độ ba trăm, toàn là người của bộ tộc Đảng Hạ. Ho vừa là thợ xây cất, vừa là võ sĩ canh phòng. Có lẽ để che giấu tung tích nên bọn Đảng Hạ ấy đã cạo trọc những mái tóc kỳ dị, chít khăn. Tuy nhiên, có nhiều tên không biết tiếng Hán, hoặc chỉ trọ trẹ vài câu. Thiểm Bắc Thần Long Lạc Nhất Lôi luôn túc trực ở công trường, song thỉnh thoảng cũng vào thành Diên An nghỉ đêm và hưởng lạc.

Nhương Thư mừng rỡ :

- Hay lắm! Phiền Địch túc hạ cố điều tra xem lúc nào y có mặt trong thành thì báo ngay cho ta biết.

Đại Chủng Cái cung kính nhận lệnh đi ngay, ba ngày sau quay lại với thư của Vô Ưu Cái. Trong thơ, Hầu Mộ Thiên đốc thúc bọn Nhương Thư mau chóng kết liễu việc ở Diên An để đi ngay Ngũ Hành sơn, tham gia chiến dịch tiêu diệt Thần Quang giáo.

Độc Biển Thước đã chính thức dương cờ Thần Quang, đúng lúc chất độc Tiêu Trường Vụ phát tác, lão cho người âm thầm loan báo đến những nạn nhân rằng phải có mặt ở chân núi Mộc Sơn trước ngày mùng tám tháng sáu để nhận giải dược. Đấy cũng là ngày lễ khai đàn của Thần Quang giáo.

Bất Trí thư sinh đã tương kế tựu kế, mang giải dược của mình đến đấy cho quần hùng, rồi cùng họ đánh một đòn bất ngờ. Tuy nhiên, cần phải có người không sợ độc, cầm chân Tả Nho Quan, và người ấy chỉ có thể là Nhương Thư.

Đọc thư xong, chàng cau mày hỏi Đại Chủng Cái.

- Địch túc hạ! Mấy ngày qua Thiểm Bắc Thần Long không vào thành sao?

Họ Địch áy náy đáp :

- Bẩm công tử quả đúng thế! Dường như Lạc Nhất Lôi bị vợ quản thúc chặt chẽ nên không dám vào thành thăm bọn kỹ nữ nữa. Hôm kia có một nữ nhân tìm đến Kiếm Sơn, được bọn võ sĩ Đảng Hạ xưng hô là Công chúa. Đệ tử đoán nàng ta là Ba Lặc Kỳ Dung, ái nữ của Đại tù trưởng Đảng Hạ, cũng là ái thê của Thiểm Bắc Thần Long.

Nhương Thư đanh mặt :

- Nếu thế thì đêm nay ta sẽ đến tìm gã họ Lạc vậy.

Thúy Sơn tán thành :

- Âm Sơn lão tổ đã khai giáo, lộ rõ dã tâm, chúng ta chẳng cần gieo vạ thì lão cũng sẽ đụng độ với Độc Biển Thước. Đại ca cứ sử dụng Bạt Sơn Thần Lựu mà phá nát cơ đồ của Âm Sơn lão tổ cho bõ ghét.

Đại Chủng Cái bỗng dặng hắng xen vào :

- Bẩm công tử! Theo thiển ý của đệ tử thì sức mạnh của Âm Sơn giáo nằm ở lực lượng võ sĩ Đảng Hạ. nếu công tử nhân dịp này bắt sống được Công chúa Ba Lặc Kỳ Dung làm con tin thì bá chủ Tây Hạ là Đại tù trưởng Ba Lặc Sinh Hòa sẽ phải rút quân, và Âm Sơn giáo sẽ tan rã.

Nhương Thư là người toàn tâm vì võ lâm nên rất hoan nghênh kế hoạch này. Chàng hớn hở đáp :

- Địch túc hạ quả là cao kiến. Thủ đoạn này tuy hơi bá đạo nhưng sẽ khiến võ lâm bớt một mối lo.

Thúy Sơn cười mát :

- Đại ca quả là háo sắc, nghe nói Ba Lặc Kỳ Dung đẹp như tiên nên vội vã tán thành mà không nghĩ đến hậu quả.

Nhương Thư hổ thẹn, lúng túng biện bạch.

- Sơn muội chớ hiểu lầm. Ta nào biết Ba Lặc Kỳ Dung xấu đẹp thế nào?

Đại Chủng Cái ranh mãnh đổ dầu vào lửa :

- Quả thực là Công chúa Ba Lặc Kỳ Dung xinh đẹp phi thường, được đời tôn là Tây bắc Đệ nhất mỹ nhân. Hôm kia, đệ tử đã được tận mắt chiêm ngưỡng dung nhan thiên kiều bá mị của nàng ta.

Nhương Thư liếc thấy mặt Thúy Sơn tái đi, biết nàng nổi ghen, liền nói liều :

- Địch túc hạ quá lời, người Đảng Hạ thô lậu, man rợ, đầu cạo trọc chỉ chừa vài món tóc lòng thong, làm sao đẹp được.

Đại Chủng Cái cười hì hì :

- Công tử lầm rồi. Nữ nhân Đảng Hạ cũng búi tóc như người Hán chúng ta. Nhất là sau khi đất Tây Hạ thuộc về Đại Minh thì nền văn hóa Đảng Hạ cũng khác xưa, y phục, trang sức của đàn bà gần giống Trung Nguyên.

Nhương Thư ngượng ngùng :

- Thế thì thôi vậy. Ta chẳng bắt cóc Ba Lặc Kỳ Dung nữa.

Đại Chủng Cái sợ ý kiến của mình bị phế bỏ nên tìm cách chữa cháy :

- Tuy Kỳ Dung có chút nhan sắc nhưng không thể nào sánh với phu nhân đây. Vả lại khi công tử giết chồng nàng ta là Lạc Nhất Lôi thì hai bên thành thù nhân, làm sao có chuyện yêu đương, luyến ái được. Mong phu nhân vì đại cục giang hồ mà rộng lượng cho.

Đàn bà vốn hay ghen nhưng không bao giờ chịu nhận,Thúy Sơn gượng cười :

- Tiểu muội nói cho vui chứ nào có ghen tuông gì. Chúng ta cứ theo cao kiến của Địch túc hạ mà hành động.

Đại Chủng Cái mừng rỡ cáo lui. Canh hai đêm ấy, gã hướng dẫn bọn Nhương Thư đi Kiếm Sơn. Đúng như lời họ Địch đã nói, Tồng đàn Âm Sơn giáo gạch đá ngổn ngang vì chưa hoàn tất. Tòa nhà chính leo lét ánh đèn, biểu thị rằng Thiểm Bắc Thần Long và phu nhân đang cư trú nơi ấy.

Việc canh phòng cũng lơi lỏng vì chẳng ai biết rằng có kẻ lại mạo hiểm đến đây làm gì. Mối quan hệ giữa Nhương Thư và Bạch Ngọc Tiên Tử hoàn toàn thầm kính.

Công việc xây dựng ban ngày đã khiến bọn người Đảng Hạ mệt nhoài, sớm ngủ vùi, chỉ để lại vài tên canh gác lấy lệ. Nhương Thư và Thúy Sơn mau chóng đột nhập, tìm đến phòng ngủ của vợ chồng Lạc Nhất Lôi.

Trong kiến trúc mang dáng điện thờ này, có một nơi đã xây dựng gần hoàn chỉnh, dùng làm nơi nghỉ ngơi của vợ chồng họ Lạc. Đó là một phòng lớn ở cuối, sau này có lẽ dành cho Giáo chủ.

Khí hậu vùng cao nguyên Hoàng Thổ cực kỳ khắc nghiệt, chỉ mới đầu hạ mà tiết trời đã nóng như đổ lửa, vô củng oi bức. Do vậy, tất cả những cánh cửa đều được mở toang, để khách dạ hành tha hồ chiêm ngưỡng cảnh tượng bên trong.

Một nam nhân anh tuấn, tuổi gần bốn mươi, đang hì hục hành lạc, nhấp nhô trên thân hình trắng muốt, khêu gợi của một nữ lang. Chẳng khó gì để đoán ra lai lịch của đôi uyên ương kia.

Thúy Sơn đỏ mặt thì thầm :

- Đại ca! Chúng ra rút thôi.

Nhương Thư gằn giọng :

- Nàng mắc cỡ thì cứ tránh mặt, phần ta quyết không tha cho Lạc Nhất Lôi.

Thúy Sơn thở dài :

- Tiểu muội sẽ nhắm mắt lại, đứng ngoài này chờ đợi.

Nhương Thư gật đầu, quắc mắt nhìn cảnh giao hoan mà lòng không gợn chút tà tâm. Chàng chợt nhận ra nữ lang kia không hề hứng khởi, đôi mắt huyền dán vào ngọn đèn tọa đăng trên bàn, dường như đang cố chịu đựng cho qua. Phải chăng Ba Lặc Kỳ Dung chẳng thích thú gì trong cuộc ái ân này?

Chàng thầm khen dung mạo của nữ nhân người Đảng Hạ, không ngờ đất Hoàng Thổ lại sản sinh được một giai nhân như thế.

Chẳng lẽ cứ rình rập mãi cảnh truy hoan, Nhương Thư nghiến răng lao mình qua cửa chính, xông về phía chiếc giường hoan lạc, vung kiếm tấn công Lạc Nhất Lôi.

Thiểm Bắc Thần Long phản ứng thần tốc và bất ngờ, ngã mình xuống giường, đưa thân hình nõn nà của Ba Lặc Kỳ Dung lên che chắn và quăng nàng ta vào lưỡi kiếm của Nhương Thư. Chỉ một hành động này cũng đủ chứng tỏ gã xảo quyệt và tàn nhẫn phi thường, dám hy sinh cả người đầu ấp tay gối.

Nhương Thư vội thu kiếm, đưa tả thủ đỡ Kỳ Dung. Trước tiên ngón trỏ của chàng điểm vào huyệt Kiên Tĩnh của nàng, sau mới dám ôm lấy. Chàng đảo bộ, đặt con tin xuống cạnh tường phòng rồi quay lại với Lạc Nhất Lôi.

Lúc này, họ Lạc đã chụp được thanh côn trên giường thủ thế và gầm lên :

- Bắt gian tế!

Bọn dũng sĩ người Đảng Hạ đang ngủ trong những lán trại chung quanh bật dậy, xách vũ khí hớt hải chạy đến.

Thấy nguy, Bạch Thúy Sơn cắn răng bước vào phòng chụp lấy Ba Lặc Kỳ Dung, giật rèm cửa sổ quấn tạm, đưa ra trước cửa phòng rồi nói với Công chúa :

- Kỳ Dung! Nếu nàng không bảo bọn thủ hạ đứng yên thì ta sẽ cắt mũi nàng trước đấy.

Kỳ Dung biến sắc vội quát lên thánh thót bằng tiếng Đảng Hạ :

- Tất cả ở ngoài chờ lệnh, không được xông vào.

Người Đảng Hạ thuộc giống dân Hồi ở đất Tây Hạ, văn minh kém cỏi nhưng rất kiêu dũng, quen nghề trận mạc. Vào thời nhà Tống, các bộ tộc Đảng Hạ đã liên kết lại, thành lập một vương triều hung mạnh, uy hiếp cả Trung Nguyên. Họ có tham vọng độc lập, từng dựa vào chữ Hán để làm ra văn tự của dân tộc mình.

Do man rợ nên họ rất trung thành với thủ lĩnh, răm rắp tuân theo lệnh Công chúa Kỳ Dung. Vương triều Tây Hạ đã bị quân Mông Cổ tiêu diệt, và sau này đất đai sát nhập vào lãnh thổ nhà Minh, song các bộ tộc Đảng Hạ vẫn giữ được nền tự trị. Dù Tây Hạ cũng đầy đủ quan lại từ phủ đến huyện, nhưng thực quyền của các tộc trưởng rất mạnh. Ba Lặc Sinh Hòa, cha của Kỳ Dung là vị Tù trưởng cao cả nhất.

Bên ngoài đã yên nhưng cuộc chiến trong phòng thì chưa ngã ngũ, vì Thiểm Bắc Thần Long Lạc Nhất Lôi là một võ sĩ có thực tài. Gã được chân truyền pho Âm Sơn côn pháp, chống cự rất quyết liệt, chẳng chịu chết ngay.

Con rồng đất Thiểm Bắc đang hoàn toàn lõa thể, để lộ thân hình lực lưỡng, cuồn cuộn những bắp thịt rắn chắc. Cánh tay gã to lớn, cơ bắp nổi vòng, biểu hiện một sức mạnh phi thường, liên tiếp giáng những đòn sấm sét nát đá tan vàng.

Cây côn thép của Lạc Nhất Lôi là đoản côn, chỉ dài hơn trường kiếm vào lóng tay, song phải nặng đến hai mươi cân, được mạ bạc bóng loáng. Họ Lạc lên núi Âm Sơn luyện võ từ ngày sáu tuổi, hơn hai mươi năm sau mới hạ sơn, và lập tức nổi danh khắp miền Tây bắc vì chưa hề gặp đối thủ.

Âm Sơn là rặng núi hiểm tuấn, hung vĩ và cực kỳ lạnh giá, quanh năm tuyết phủ, nằm cạnh nhánh trái của vòng cung lớn Hoàng Hà trên ranh giới giữa Tây Hạ và Nội Mông.

Chính nơi đây, Âm Sơn lão tổ đã luyện thành pho Hàn Tuyết chân khí, tương tự với Huyền Băng chân khí của Đao Đế Liêu Vân Nhạc. Lạc Nhất Lôi căn cơ thượng phẩm đã đạt được tám thành hỏa hầu, côn kình tỏa hơi lạnh thấu xương, gã tưởng rằng có thể sớm nghiền nát tên hắc y bịt mặt, không ngờ càng đánh càng bị hạ phong.

Cây Ngân Tuyết côn của gã có sức đập nghìn cân mà không sao đánh bại nổi thanh trường kiếm mỏng manh kia, chứng tỏ đối phương có công lực vô cùng thâm hậu.

Song điều đáng sợ nhất chính là trình độ kiếm thuật của Hắc y nhân, chiêu nào cũng gồm hàng trăm thức, kiếm ảnh mờ mịt, hư thực khó phân. Chỉ sau vài chục chiêu, Thiểm Bắc Thần Long đã bị rạch hai đường trên vai và ngực, kinh hoàng múa tít thanh Bạch Ngân côn, phòng thủ kín đáo hơn.

Tiếng thép chạm nhau không ngớt, xé nát đêm trường tĩnh mịch, và khiến bọn võ sĩ Đảng Hạ ở bên ngoài thêm lo lắng. Họ vô cùng khâm phục Lạc Nhất Lôi vì gã bao giờ cũng đắc thắng trong vòng một trăm chiêu. Người Đảng Hạ rất hiếu võ, đã bất giác kéo đến các khung cửa sổ để quan chiến và kinh hãi nhận ra thủ lĩnh thọ thương.

Tốc độ chiết chiêu cực kỳ nhanh, thấm thoát đã quá số ba trăm và trên người Thiểm Bắc Thần Long chi chít những vết thương đẫm máu. Tuy chỉ là thương tích nhẹ nhưng cũng đủ làm cho Lạc Nhất Lôi đau đớn, cử động khó khăn. Gã nhận ra Hắc y nhân đã bỏ qua hàng chục cơ hội kết liễu, cứ như muốn hành hạ mình cho thỏa thích vậy. Gã nghĩ mãi không ra mình đã gây thù kết oán với tay Đại kiếm thủ này trong trường hợp nào? Lạc Nhất Lôi nhiều lần định đào tẩu nhưng không thành công vì đối phương đứng chặn đúng hướng cửa chính và đã dồn gã vào sát vách tường hướng Đông.

Bức vách được xây bằng đá núi rất kiên cố nên Lạc Nhất Lôi chẳng thể phá mà chui ra được. Trong nỗi tuyệt vọng,gã giận dữ lộng Ngân côn, cố đẩy lùi đối thủ rồi quát nhanh :

- Ngươi là ai? Vì sao lại muốn giết ta?

Gã bịt mặt hờ hững điểm nhanh hàng chục nhát, đẩy gã thoái hậu rồi đáp :

- Ta đến để báo thù cho ái thê là Bạch Ngọc Tiên Tử Lâm Đại Ngọc.

Nói đến đây, mắt gã lóe lên những tia oán hận và mũi kiếm rít lên vo vo, công phá lưới côn, cuối cùng rạch một đường trên gương mặt trắng trẻo, đồng thời tiện đứt dương v*t của Thiểm Bắc Thần Long.

Lạc Nhất Lôi đau đớn rú lên như heo bị chọc tiết, điên cuồng múa côn đổi mạng.

Nhương Thư nãy giờ kéo dài trận đấu chẳng phải vì chơi trò mèo vờn chuột, giết kẻ thù một cách tàn ác mà chính vì muốn tìm hiểu côn pháp của Âm Sơn lão tổ, để sau này đối phó. Giờ đã tạm đủ, chàng thầm khấn với hương hồn Lâm Đại Ngọc rồi xuất chiêu “Tâm Băng Bất Tức”, kiếm ảnh chập chờn hàng trăm ngọn lửa trùm lấy đối phương. Và những đốm lửa nhỏ bé ấy chợt bung lên, như lớn hơn, rực rỡ hơn, thi nhau bắn vào người họ Lạc.

Thiểm Bắc Thần Long kinh hoàng trước chiêu kiếm thần kỳ, vung nhanh côn bạc cố chặn đứng những kiếm ảnh ma quái kia. Song đốm lửa này bị dập tắt thì đốm lửa khác hiện ra, liên miên bất tuyệt. Chỉ sau vài chục tiếng tinh tang, Lạc Nhất Lôi nghe lồng ngực vạm vỡ của mình đau đớn khủng khiếp và gã rú lên ai oán, gục xuống trong lúc mắt vẫn mở trừng trừng.

Nhương Thư cẩn thận lia ngang cắt rời thủ cấp của kẻ thù. Sau lần suýt chết dưới tay Chính Khí trang chủ Lã Tập Hiền, chàng cho rằng chặt đầu là chắc ăn nhất. Chính Bất Trí thư sinh đã xác nhận rằng việc tim người nằm bên ngực hữu không phải là quá hiếm.

Tiếng la hét giận dữ của bọn Đảng Hạ vang lên ngoài cửa khiến Thúy Sơn lo ngại, vội hăm dọa Kỳ Dung :

- Chúng mà vọng động thì nàng mất mạng đấy.

Kỳ Dung cười nhạt :

- Ngươi đừng sợ! Chưa có lệnh của ta thì chẳng ai dám hành động cả.

Nhương Thư đã giật khăn trải giường phủ lên cái xác lõa lồ, đẫm máu của Lạc Nhất Lôi. Chàng lên tiếng :

- Sơn muội hãy đưa Công chúa vào đây thu xếp hành lý.

Thúy Sơn liền nhấc bổng Kỳ Dung đi vàp phía giường Bát Bửu.

Nhương Thư ôn tồn nói với tù nhân :

- Do Âm Sơn lão tổ lợi dụng lực lượng các bộ tộc Đảng Hạ để mưu đồ bá chủ nên tại hạ mạo muội mời Công chúa vào Trung Nguyên chơi một chuyến. Bọn tại hạ hứa sẽ chiêu đãi như thượng khách, chờ sau khi diệt xong Lão tổ sẽ cung kính tiễn Công chúa hồi hương.

Chồng bị giết mà Ba Lặc Kỳ Dung không hề nổi giận, không mắng chửi hung thủ một câu, lại nhìn Nhương Thư bằng ánh mắt hiếu kỳ, chậm rãi đáp :

- Các hạ muốn ta đi theo thì phải để lộ chân diện mục, khai rõ lai lịch, xem có đáng tin cậy hay không?

- Bổn Công chúa là nữ nhân Đảng Hạ, mười bốn tuổi đã xông pha chiến trận, xem cái chết rất nhẹ, và lúc ấy thì hai người cũng khó mà thoát được. Chưa kể đến việc cái chết của ta sẽ khiến các bộ tộc Đảng Hạ nổi dậy, bắt triều đình nhà Minh phải tìm cho ra thủ phạm. Lúc ấy, tội tru di tam tộc sẽ đổ lên đầu hai ngươi.

Nhương Thư và Thúy Sơn rùng mình nhìn nhau. Chàng họ Tần thở dài :

- Thế thì tại hạ đành phải bỏ ý định mời Công chúa về làm khách vậy. Mong nàng cho phép bọn tại hạ rút lui.

Ba Lặc Kỳ Dung biết ngay chàng trai võ nghệ cao cường này hiền lành, dễ nắm gáy, liền tủm tỉm cười :

- Muộn rồi! Các hạ đã giết trượng phu của ta, đâu dễ bỏ đi như thế. Hay các hạ lại hèn nhát đến mức không cho ta cơ hội báo thù chồng? Hãy cởi khăn và khai danh tính ra ngay.

Thúy Sơn vội ngăn cản Nhương Thư :

- Đừng đại ca! Tội giết Phò mã Đảng Hạ cũng có thể bị truy nã, lộ mặt chỉ có hại. Chúng ta dùng Kỳ Dung làm mộc thoát thân thôi.

Ba Lặc Kỳ Dung ngắt lời :

- Ta thề sẽ tự lực báo thù, không nhờ đến quan quân. Người Đảng Hạ đã nói là không nuốt lời.

Nhương Thư thở dài :

- Thôi được. Tại hạ xin tuân mệnh. Song phiền Công chúa cho bọn thủ hạ lui ra xa.

Kỳ Dung gật đầu. Quay ra đuổi bọn dũng sĩ. Chúng ngoan ngoãn rút đi, lập vòng vây phía ngoài.

Nhương Thư cởi khăn che mặt, trầm giọng bảo :

- Tại hạ Tần Nhương Thư. Công chúa muốn báo thù xin cứ đến Tổng đàn Cái bang gởi thư phó ước, tại hạ sẽ lập tức ứng hầu.

Đôi mắt hơi sâu và đen láy của Kỳ Dung dán vào gương mặt hiền hòa, đôn hậu của chàng, môi anh đào nở hoa :

- Té ra chàng là Đệ nhất kiếm thủ của Trung Nguyên đấy ư? Từ lâu bổn Công chúa vẫn được nghe danh, không ngờ lại được diện kiến chốn này.

Bạch Thúy Sơn cảm thấy rõ sự ngưỡng mộ, say đắm của Kỳ Dung, liền nổi cơn ghen, cằn nhằn :

- Hay thực! Ai mà lại tán dương kẻ giết chồng mình cơ chứ?

Ba Lặc Kỳ Dung phì cười :

- Ngươi ghen sao? Gái Đảng Hạ ân oán phân minh, tính tình thẳng thắn, dẫu là kẻ thù mà đáng trọng thì cứ trọng. Vả lại, Lạc Nhất Lôi đã nhẫn tâm xô ta vào lưỡi kiếm của Tần công tử, đâu đáng để ta tiếc thương.

Thúy Sơn cứng họng, không biết nói ra sao. Ngay lúc ấy, nàng vô tình lỏng tay kiếm góc tấm rèm cửa lật xuống để lộ ngực trái căng tròn, mơn mởn của tù nhân. Thúy Sơn đứng kềm sau lưng Kỳ Dung nên không phát hiện ra, song Nhương Thư thì thấy hết, lúng túng cúi đầu.

Ba Lặc Kỳ Dung cười mát :

- Lúc nãy công tử ôm ta, tay đã đặt vào ngực, mắt ngắm trọn thân thể ngàn vàng, sao giờ này lại xấu hổ?

Thúy Sơn giật bắn mình, vội nhìn lại, kéo rèm lên che ngực Kỳ Dung rồi nạt Nhương Thư :

- Đi thôi! Đại ca thích ở lại đây lắm sao?

Nhương Thư luống cuống cột lại khăn che mặt, vái chào Kỳ Dung :

- Bọn tại hạ xin cáo từ, mong Công chúa mở cho sinh lộ.