Hết mưa rồi.

Tháng ba mưa, cuối cùng là như thế: đột nhiên mưa, cũng đột nhiên tạnh. Sương mù trên mặt sông đã tan đi, có thể thấy màu nước sông đỏ ánh mặt trời phía chân trời, nước sông cùng bầu trời hòa thành một màu. Đàn vịt trời xếp thành hàng bơi lội trên sông.

Trên bàn tròn phía sau hành lang, chén đũa bừa bộn. Từ Tuyên và Trần Kiều ngả người vào hiên cửa ngủ, còn mấy người Hạ Hầu Lan thì nằm gục trên bàn, nước miếng chảy ra. Ai cũng say!

Vốn là Hạ Hầu Lan muốn chuốc Tào Bằng uống say, cho nên đã thúc mọi người uống. Mà Từ Tuyên và Trần Kiểu muốn nhìn thấy Tào Bằng đỏ mặt vì vậy cũng hùa vào giậu đổ bìm leo. Thực ra mọi người không có ác ý gì. Chẳng qua mọi người chỉ muốn chuốc gục Tào Bằng làm xấu mặt mà thôi. Nhưng Tào Bằng lại là người thuộc loại uống một chén thì khuôn mặt sẽ đỏ, uống một trăm chén thì cũng vậy. Nồng độ rượu mơ không cao nhưng mà ngấm. Uống vài hũ rượu lâu năm mà bọn Hạ Hầu Lan đều đã gục.

Tào Bằng bâng khuâng tựa ở hành lang. Hắn nhìn khung cảnh đẹp, không khỏi buột miệng khen một câu:

-Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc. (Ráng chiều rơi xuống, cùng cái cò đơn chiếc đều bay; làn nước sông thu với bầu trời kéo dài một sắc.)

-Bây giờ rõ ràng là mùa xuân, tại sao lại nói đến thu thủy?

Trần Quần không uống nhiều vì từ đầu tới cuối hắn không tham dự vào. Món tam sáo áp khiến hắn cảm thấy ngon miệng, chả bù những món bào ngư mà hắn từng ăn phát chán. Cá tươi cùng đồ gia vị nhắm rượu, xương cá rang khô nấu canh cùng đậu hũ càng khiến hương thơm đậm đà. Ngồi trước những món ngon như vậy, hắn làm gì có tâm trí uống rượu cùng mọi người. Nhưng cho dù Trần Quần không uống rượu thì cũng phải bị lây. Rượu để nguội uống vào hình như càng dễ chịu.

Hắn ngồi ở hành lang cười bảo:

-Nếu như nói "xuân thủy cộng trường thiên nhất sắc" thì mới thỏa đáng. "Lạc hà dữ cô vụ tề phi, xuân thủy cộng trường thiên nhất sắc" chứ?

Tào Bằng lầm rầm nói một tiếng, hình như cảm thấy không thông suốt.

-Xuân thủy không được.

-Có gì mà không được?

-Xuân thủy và cảnh sắc phía trước hình như không hợp nhau.

-Xin chỉ giáo cho.

-"Lạc hà", "cô vụ" có ý tịch liêu buồn bã. Ánh chiều vô cùng đẹp đẽ, nhưng là ánh hoàng hôn xế chiều. Nếu như ghép với "xuân thủy" thì có phần không hợp.

"Lạc hà dữ cô vụ tề phi, thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" xuất phát từ bài Đằng Vương các tự (1) Tào Bằng không nhớ được nội dung của bài Đằng Vương Các Tự, ngoại trừ một câu, còn lại chỉ nhớ loáng thoáng.

Khi Vương Bột làm bài Đằng Vương các tự là vào mùa thu. Cũng vì như vậy nên Vương Bột có thể dùng câu chữ làm rung động lòng người. Nhưng bây giờ đổi thành "xuân thủy", chỉ sợ khiến lời thơ để lại hậu thế sẽ mất đi mỹ ý.

Vốn chỉ là thuận miệng ngâm, vậy mà lại khiến Trần Quần phải đứng lên tranh luận. Tào Bằng cũng đành chịu. Không còn cách nào khác, đành phải dùng chữ "thu thủy". Nhưng hai chữ ấy dùng vào thời tiết hiện nay thì có vẻ không hợp.

-Vậy thì "giang thủy cộng trường thiên nhất sắc" vậy?

-Có lẽ thu thủy thì hay hơn.

-Nhưng thu thủy thì không hợp hiện tại.

-Dù sao thì ta cho rằng « thu thủy" mới hay, là "thu thủy cùng trường thiên nhất sắc".

Tào Bằng thật sự không muốn xuyên tạc, đem Nam Dương trong "Lậu thất minh" của Gia Cát Lượng đổi thành Tây Thục Tử Vân đình, là đã có phần không phải. Nhưng dù sao lúc này Gia Cát Lượng còn chưa xuất sơn cho nên sửa một chút cũng không sao. Nhưng nếu đi sửa "thu thủy cộng trường thiên nhất sắc" thì hắn không thể nào chấp nhận được.

Tranh luận một hồi, Tào Bằng cũng không phải đối thủ của Trần Quần. Nhưng hắn bất chấp đạo lý. Thực sự, hắn có gian lận lấy thơ người khác thì Trần Quần cũng không biết.

"Thu thủy" thì "thu thủy". Dù sao thì cũng là thơ do Tào Bằng làm, Trần Quần chẳng liên quan gì.

Nhưng mà không biết mấy trăm năm sau còn có một người tên là Vương Bột để lại bài thơ thiên cổ tên là "Đằng Vương các" có câu thơ như vậy không? Tào Bằng thấp thỏm không yên.

Ngày dần tắt nắng.

Vương Mãi và Hác Chiêu tỉnh rượu trước, hai người uống một chén rồi cáo từ, sau đó chạy về doanh trại. Hai người hắn thân là chủ tướng doanh trại, đương nhiên không thể rời doanh trại lâu. Trước khi đi thì họ đánh thức Hạ Hầu Lan để y rửa mặt, sau đó mới đi. Sau khi Hạ Hầu Lan tỉnh táo thì cũng uống một chén rồi cáo từ. Trước khi hắn đi còn giúp Tào Bằng đem Trần Kiểu và Bộ Oanh khiêng vào sương phòng, thu xếp chỗ ngủ ổn thỏa.

Bộ Loan và Quách Hoàn thu dọn đống bừa bộn trên bàn.

Gió từ trên mặt sông nổi lên, tạt vào cửa sổ, thổi tung tấm lụa mỏng.

Trần Quần và Tào Bằng ngồi trong phòng sách nhìn nước sông trong đêm, trò chuyện tán gẫu.

-Xem ra Tào công đã quyết tâm đoạt lại Từ Châu.

-Hả?

Trần Quần nói một câu không đầu không đuôi khiến Tào Bằng ngẩn ra.

-Tào công đột nhiên đánh Nhương huyện, chắc là quyết tâm đoạt Từ Châu.

-Làm sao khẳng định?

-Từ lâu Tào công đã dòm ngó Từ Châu. Chẳng qua vì nhiều nguyên nhân nên chưa thể ra tay. Sau trận đánh năm ngoái với Viên Thuật, y lui về Hoài Nam, bây giờ đã không còn uy hiếp gì nữa. Bây giờ Tào công cùng với thiên tử lãnh đạo chư hầu cùng nắm giữ bốn Châu, điều khiển Quan Trung, càng ngày càng cường thịnh. Viên Thiệu khó có đường quay về. Trước đây Tào công luôn thoái lui chính vì luôn có Viên Thuật uy hiếp. Bây giờ Viên Thuật đã thất bại, Kinh Tương và Từ Châu của hắn đã mất. Lần này tiến công Nhương huyện, ngoài mục tiêu giải quyết mối lo ngại còn có thể toàn lực sống mái một phen với Lữ Bố.

Tào Bằng cố im lặng không nói gì! Hắn xuyên thời gian, đương nhiên biết rõ. Tào Tháo hợp sức đánh Lữ Bố. Mà hành vi của Lữ Bố trước đó càng dễ để cho Tào Tháo mượn cớ.

Nhưng thật không ngờ Trần Quần lại có thể nhìn ra điều đó. Quả không hổ là người nổi danh trongTruyenFull.vn chấm c.o.m

Chỉ một câu nói đủ để giải thích tình hình. Tào Bằng gật đầu:

-Xin bẩm lại với thái thú, nói Tào Bằng nhất định đến đúng hẹn.

-Vậy ty chức xin cáo từ.

Hoắc Mặc xoay người vội vã rời khỏi, để lại Tào Bằng đứng ở đại sảnh không hiểu gì. Mệnh lệnh bất thình lình khiến hắn không biết nguyên nhân gì. Đến Quảng Lăng đã hơn hai tháng, Trần Đăng chưa bao giờ triệu kiến hắn. Bây giờ đột nhiên triệu kiến, lại còn mang quân pháp ra, chẳng lẽ đã xảy ra chuyện?

-Loan, Hoàn, các người làm gì?

Đang trong tình hình mù mịt, Tào Bằng thấy Quách Hoàn và Bộ Loan đang vội vội vàng vàng. Hai thiếu nữ rõ ràng là vừa tỉnh ngủ, thậm chí còn chưa kịp rửa mặt chải đầu, thay trang phục. Bộ Loan chạy vào nhà bếp còn Quách Hoàn lại chạy vào phòng ngủ Tào Bằng.

-Công tử, phải thu dọn hành lý à?

Lời đáp của Quách Hoàn khiến Tào Bằng như tỉnh mộng.

-Loan, đi đánh thức Tử Sơn tiên sinh dậy, bảo hắn cưỡi ngựa của ta lập tức báo cho Hạ Hầu, Vương Mãi và Hác Chiêu đến đây nghị sự.

-A, tôi hiểu rồi.

Bộ Loan đáp, hai tay lau vào tạp dề, chạy đi đánh thức Bộ Chất. Tào Bằng đi thong thả trong đại sảnh, hai tay chắp sau lưng, suy nghĩ không nói gì.

-Hiền đệ, ngươi loảng xoảng ở đây, đã xảy ra chuyện gì?

Trần Quần mắt ngái ngủ đi từ trong phòng ngủ ra, rõ ràng là tiếng động lúc nãy đã đánh thức hắn dậy. Nhìn Bộ Chất vội vàng lên ngựa, Bộ Loan chạy vào bếp chuẩn bị, Trần Quần không khỏi cảm thấy có chút kỳ quái. Hắn đi vào đại sảnh thì thấy Tào Bằng nên hỏi ngay.

Tào Bằng hỏi:

-Trong phủ Thái thú có người tên là Hoắc Mặc sao?

-A, có người như vậy. Làm sao vậy?

-Vừa rồi hắn phụng mệnh Trần thái thú bảo ta ngày mai trước giờ Thìn đến huyện Quảng Lăng, còn nói ta mang theo ba đến năm tùy tùng, cũng không muốn nhiều người. Ta cảm thấy khó hiểu. Trần thái thú đột nhiên triệu kiến ta, còn ra một mệnh lệnh kỳ quái, cuối cùng là có dụng ý gì?

Trần Quần cũng ngây cả người!

Suy nghĩ một hồi thì cảm giác hình như có phần sai sót.

*****

Trời đã sáng!

Mưa lại rơi.

Tào bằng cùng Trần Quần vội vàng xuất phát, cuối cùng cũng đến Quảng Lăng trước giờ thìn. Thực ra khoảng cách giữa Đông Lăng đình và Quảng Lăng không xa. Nhưng vì mưa suốt nên khiến đường lầy lội gồ ghề hết sức khó đi.

Một đêm không ngủ, Tào Bằng không khỏi mệt mỏi. Thực ra hắn không dám chậm trễ nửa phần, sau khi tới Quảng Lăng liền đến thẳng Trần phủ.

Trần Quần nhìn qua cũng mệt mỏi, nhưng cũng đi cùng Tào Bằng. Từ Tuyên và Trần Kiều không đến, đơn giản vì hôm qua say rượu, tạm thời còn chưa tỉnh. Trước cửa Trần phủ, Tào bằng xuống ngựa. Trần Quần cũng xuống theo, cùng Tào Bằng vào cửa.

Sau khi được Trần Đăng truyền lệnh, cả đêm Tào Bằng đã sắp đặt mọi thứ ổn thỏa. Hắn bảo Vương Mãi thay hắn trông chiến sự ở Đông Lăng đình. Bộ Oanh và Hác Chiêu làm trợ thủ cho Vương Mãi, Hạ Hầu Lan đi theo hắn.

An bài như vậy, tất nhiên là Tào Bằng có lý do. Thực ra mà nói, Hạ Hầu Lan có tuổi tác lớn nhất, lại từng trải, kinh nghiệm phong phú, võ nghệ cũng mạnh. Túc trực ở Đông Lăng đình, hắn là người thích hợp nhất. Nhưng Tào Bằng không sắp đặt như vậy.

Thứ nhất, hắn rất tín nhiệm Vương Mãi. Thứ hai, hắn không biết Trần Đăng tìm hắn cuối cùng là có chuyện gì. Nếu như trong chốc lát không về thì Vương Mãi trấn giữ Đông Lăng đình có thể tôi luyện được nhiều điều. Bộ Oanh và Hác Chiêu đều là hai người có năng lực xuất chúng, cũng không để Vương Mãi phạm sai lầm. Ngược lại không phải Tào Bằng không tín nhiệm Hạ Hầu Lan, mà là với Vương Mãi thì hắn tín nhiệm hơn. Tào Bằng đem hắn bên người cũng là một cách trấn an: ngươi xem, ngay cả huynh đệ ra cũng không mang theo, nhưng lại mang theo ngươi. Ta rất coi trọng ngươi! Vả lại võ nghệ của Hạ Hầu Lan, đối với Tào Bằng mà nói, cũng là một người bảo hộ tốt.

Tới trước cửa Trần phủ, Tào Bằng lệnh Hạ Hầu Lan chờ ngoài cửa, tự mình đi theo Trần Quần vào Trần phủ. Trần Quần cũng là khách ở Trần phủ. Bọn coi cửa và hạ nhân đều quen hắn. Vì vậy khi hắn đi tới thì không có người nào ngăn cản.

Hai người đi thẳng đến sảnh đường thì nghe thấy tiếng người ở xa.

Trần Quần vào đại sảnh trước. Sau đó Tào Bằng đi vào thì nghe thấy Trần Đăng đang nói chuyện cùng một người đàn ông khoảng bốn mươi tuổi. Hai người ngồi ngang hàng nhau rất thân mật. Chỉ nhìn tình hình này có thể biết người trung niên kia có lai lịch không nhỏ.

Trần Đằng thân là con cháu nhà thế gia, phải nói là thân thế rất cao. Cùng ngồi ngang hàng là một dạng bình đẳng. Nếu không có thân thế hơn người hoặc là ngang hàng thì rất hiếm khi có việc này xảy ra.

Đến thời Lưỡng Tấn, Nam Bắc triều thì con cái thế gia và con cái hàn môn càng có sự đối lập rõ ràng. Cho dù ngươi là quan to, quý nhân, hoặc dù đứng hàng tam công, nếu như không có xuất thân ngang nhau mà muốn cùng ngồi, cùng dùng chung tiệc là việc rất khó xảy ra.

Không nhớ là ai, chỉ nhớ thời Lưỡng Tấn, từng có một vị quan đến viếng thăm một vị danh sĩ. Hai người cùng ngồi nói chuyện thân mật trong bữa tiệc. Nhưng khi vị quan kia vừa đi khỏi thì danh sĩ bảo bọn đầy tớ đem thiêu hủy bữa tiệc. Nguyên do là vì xuất thân của vị quan kia quá kém.

Trong lòng Tào Bằng không khỏi phỏng đoán; người trung niên này là ai?

Cũng không chờ cho đến khi hắn vào đại sảnh, Trần Quần đã mừng rỡ gọi:

-Đúng là thật cẩu thả…

Trần Quần vừa tiến đến thì Trần Đăng cùng vị trung niên đứng lên.

-Trường Văn, từ khi ở Dĩnh Xuyên đã bao năm mất tăm mất tích a.

Người đàn ông trung niên cười gật đầu hỏi thăm Trần Quần.Trần Quần đi tới trước, hai tay chắp quá đỉnh đầu rồi vái chào:

-Trần Quần bái kiến huynh.

-Haha, sao đệ lại hành đại lễ như thế?

Người đàn ông trung niên tiến lên một bước đỡ Trần Quần, trên mặt nụ cười càng rõ.

-Huynh trưởng đến Quảng Lăng khi nào.

Trần Đăng cười nói:

-Người vừa đi hôm qua thì Hưu Nhược đến.

-Không biết huynh trưởng đến đây, không thể tẩy trần cùng huynh trưởng, mong người thứ lỗi.

Người đàn ông trung niên cười ha hả, kéo cánh tay Trần Quần, nói chuyện rất thân mật.

Tào Bằng đứng ở ngoài cổng không khỏi có phần xấu hổ. Hắn vào cũng không được mà không vào cũng không tiện lên tiếng vì quầy rầy ba người hàn huyên.

Cũng may là Trần Quần còn nhớ ra Tào Bằng. Hàn huyên hai câu thì hắn quay sang nói với Trần Đăng:

-Nguyên Long, người vội vàng bảo Hữu Học đến, cuối cùng là có chuyện gì?

_______________

Chú thích dịch giả

(1) (1) Con vua Đường Cao Tổ là Nguyên Anh được phong là Đằng Vương, xây cất gác này khi nhận chức thứ sử tại Hồng Châu. Năm Hàm Thuần thứ hai, thứ sử Hồng Châu là Diêm Bá Tự mở đại yến ở đây, sai con rể là Ngô Tử Chương chuẩn bị trước một bài tự để mang ra khoe với tân khách. Trong bữa tiệc, họ Diêm sai đem giấy bút ra mời khách làm văn, nhưng không ai dám nhận. Duy có Vương Bột không từ chối. Họ Diêm sai người ngó bài của Vương Bột. Khi được nghe đến câu "Lạc hà dữ cô vụ tề phi" thì thán phục, khen là thiên tài, bèn thỉnh cầu Vương Bột tiếp tục hoàn thành bài tự. Vưong Bột viết bài Đằng Vương Các, chiếm giải quán quân vượt hẳn bài của Ngô Tử Chương. Vương Bột thăm cha trở về thì bị đắm thuyền trên biển Nam Hải chết năm 21 tuổi.