Ngủ tới hơn nửa đêm tôi cảm thấy nóng bức, chăn cũng trở nên vừa dày vừa nặng, tôi vung tay vung chân đá ra cũng không thấy bớt, chỉ có thể vùng dậy.

Khi thức dậy tôi thấy Phổ tiên sinh đang ngồi trên đệm ghé vào bên giường nhìn tôi, thấy tôi tỉnh anh liền ngồi thẳng dậy hỏi: "Sao đột nhiên dậy rồi?".

Tôi nói: "Nóng quá ngủ không được ạ".

Anh đưa tay vuốt mớ tóc lòa xòa trước trán tôi, nói rất dịu dàng: "Tôi trông cậu, ngủ đi".

Tay anh lướt qua má tôi, tôi không nhịn được cọ ngón tay anh, không biết xấu hổ nói: "Phổ tiên sinh anh dỗ em đi, dỗ em rồi em ngủ".

Anh khựng lại, nghiêng người nằm lên người tôi. Tôi và anh cách rất gần, ngón tay anh luồn qua tóc tôi, cực kỳ dịu dàng xoắn nhẹ sợi tóc không dài mấy của tôi. Hô hấp phả lên mặt tôi, hơi thở len lỏi qua khóe môi, đầu lưỡi tôi không hiểu sao tê dại, lại có xúc động muốn vươn lưỡi li3m anh một cái, trống ngực đánh ầm ĩ, tim đập thình thịch.

Tôi bất giác nuốt ực một cái.

Phổ tiên sinh bỗng nhiên cúi đầu, anh muốn hôn tôi sao? Anh sắp hôn tôi rồi!

Anh ấy...

Tôi bừng mắt xoay người ngồi dậy, tim đập nhanh đến muốn rớt ra ngoài.

Trong phòng vẫn còn tối mờ, không biết giờ là mấy giờ rồi.

Tôi thấy người hơi ẩm ướt, đưa tay sờ thử thì thấy một lớp mồ hôi. Cả người toi suy yếu ngã xuống giường lại, suy nghĩ thả bay một chốc, mồ hôi ẩm ướt trên người rút đi, lại thấy hơi lạnh.

Tôi thế mà nằm mơ như vậy. Tôi lại mơ thấy Phổ tiên sinh hôn tôi.

Thật ra thì vẫn chưa hôn tới, sắp hôn được tôi giật mình dậy rồi. Nhưng mà, tôi không khỏi mím môi, nếu như hôn tới thì sẽ như thế nào nhỉ. Môi của Phổ tiên sinh sẽ có cảm giác gì ha? Chắc là cũng rất mềm, nóng hay là lạnh đây?

Tôi bỗng bừng tỉnh, sao tôi lại nghĩ mấy cái linh tinh vớ vẩn này? Tôi lật người vùi mình trong chăn, nhỏ giọng 3n rỉ.

Lộc Tân Cam, mày cũng thật không biết xấu hổ! Ngộ nhỡ bị Phổ tiên sinh biết thì phải làm thế nào?

Phổ tiên sinh!? Tôi tung chăn ra nhìn xuống giường. Nệm chăn đã được dọn dẹp, dưới giường trống rỗng, có thể Phổ tiên sinh đã dậy từ sớm rồi.

Tôi đầu tóc bù xù như ma lang thang vệ sinh cá nhân xong đi xuống lầu. Từ trong phòng khách trông thấy Phổ tiên sinh đang chơi đùa với Cà Chua trong sân. Bên ngoài mặt trời treo giữa không trung, trời trong nắng nhẹ.

Tôi gọi một tiếng: "Phổ tiên sinh".

Động tác Phổ tiên sinh dừng lại, xoay người đi về phía tôi, Cà Chua còn nhanh hơn anh một bước, chạy qua dụi tay tôi. Tôi vuốt đầu nó, suỵt đùa nó.

Phổ tiên sinh hỏi: "Dậy rồi?"

Tôi qua quýt gật đầu, không dám nhìn anh. Phổ tiên sinh nói: "Tôi mua đồ ăn sáng rồi, ăn nhé?".

Tôi đáp lời, theo Phổ tiên sinh vào nhà không mùi vị ăn bữa sáng, sau đó cùng Phổ tiên sinh ra ngoài. Tôi vốn không muốn anh đưa tôi về, cảm thấy đã làm anh trễ nãi nhiều thời gian quá. Nhưng Phổ tiên sinh dắt theo Cà Chua nói rằng mấy ngày rồi chưa dắt Cà Chua đi dạo, đúng lúc tiện đường, tôi không thể từ chối.

Mùa hè ở trấn Lộc Tự tới rất sớm cũng kéo dài, một năm hận không thể có tám tháng hè, giữa hè tiếng ve không dứt, rất náo nhiệt nhưng cũng rất phiền.

Chó ta bệ vệ đi đằng trước như thể không phải đi dạo mà là đang tuần tra lãnh thổ.

Tôi và Phổ tiên sinh cả đường đi đều không nói gì. Bản thân anh ít nói, còn tôi thì đang chột dạ trong lòng đây đi bên cạnh anh đã muốn xỉu, lấy đâu ra dám nói lung tung.

Rất nhanh đã đến đầu đường nhà tôi, Phổ tiên sinh không đưa đi tiếp nữa. Chúng tôi chia tay ở đầu đường, tôi nói tạm biệt với anh, anh vẫn đứng ở đầu đường nhìn tôi về nhà.

Khi tới nhà, tôi thấy cửa sân không khóa. Hôm qua lúc đi tôi và ông nội kiểm tra những mấy lần, đảm bảo cửa khóa kỹ rồi mới đi. Bây giờ nếu cửa không khóa chỉ có thể là ông nội đã về.

Tôi hơi căng thẳng, đẩy cửa đi vào thì gặp ông nội ở hành lang.

Ông nội ngồi ở hành lang, bên cạnh để một xấp giấy dày. Những tờ giấy đó đều được bọc cạnh, để tránh việc giữ giấy lâu không bị quăn mép hoặc tách giấy. Ông nội đang đeo kính lão lật xem từng tờ.

Tôi đi đến ngồi xuống bên cạnh ông, cùng ông xem những tờ giấy đó.

Trên giấy đều là tranh tôi vẽ, tôi từng vẽ rất nhiều, xấp giấy này đều là từ hồi tôi học tiểu học, nét vẽ non nớt, vẽ nhân vật hoạt hình, ngay cả màu sắc cũng là những khối màu đơn giản dị. Cầu vồng thì lấy thước đo vẽ ra mấy cái vòng cung, tô lên bảy màu sắc vô cùng sặc sỡ.

Lên trung học tôi xem rất nhiều manga, vẽ cũng dần dần thay đổi, càng có trình độ cũng như phong phú hơn. Đến bây giờ đã không vẽ ra những điều đơn giản thú vị như vậy nữa.

Ông nội đã lưu giữ kỷ niệm thời thơ ấu của tôi bằng cách này.

Ông nội đang xem một tờ giấy xin nghỉ. Năm tôi học lớp 5, có một lần bị cảm không muốn đến trường, muốn ông nội giúp tôi xin giáo viên cho nghỉ học, nhưng bệnh cảm của tôi không nặng, chỉ là một chút xíu ho khan không ảnh hưởng gì mấy. Tôi sợ ông nội không đồng ý bèn vẽ một lá đơn nghỉ phép xin ông cho nghỉ, dùng nhân vật hoạt họa miêu tả tôi bị bệnh khó chịu, muốn làm ông nội xúc động.

Tôi còn nhớ khi đó vì để phối hợp với đơn nghỉ còn xin "lĩnh giáo" Tân Lam cách giả bệnh. Tân Lam lén lấy đồ trang điểm của mẹ giúp tôi vẽ hai má đỏ hồng, giả vờ sốt cao không hạ.

Ông nội rất phối hợp với tôi, cực kỳ nóng ruột, còn muốn đưa tôi đi bệnh viện. Tôi sợ bị bại lộ liền từ chối, cuối cùng quýnh đến bật khóc, khóc trôi luôn má đỏ, đành phải nói với ông nội là tôi giả bệnh, không muốn đi học.

Cuối cùng ông nội vẫn giúp tôi xin nghỉ học, tôi ở nhà hưởng thụ một ngày sung sướng không cần đi học.

Ông nội vuốt nhẹ tờ giấy, nói: "Khi còn bé con rất ngoan, thỉnh thoảng rất nghịch ngợm, nhưng trước giờ đều là đứa nhỏ ngay thẳng, ông nội vẫn luôn rất tự hào về con".

Viền mắt tôi nóng lên, cảm thấy hơi buồn, thấp giọng nói: "Ông nội, con xin lỗi".

Ông nội đưa tay vỗ về gáy tôi: "Ông nội lớn tuổi, đôi khi không hiểu người trẻ tuổi bọn con đang nghĩ gì. Có câu nói gì ấy nhỉ? Ba năm là một khoảng cách thế hệ, ông nội lớn hơn Lộc Lộc nhiều cái ba năm lắm, những mấy thế hệ cơ. Ông nội tay chân chậm chạp, Lộc Lộc chịu khó vượt vài cái được không nào?".

Nghe tới đây tôi đau lòng muốn chết: "Không có đâu, ông nội còn trẻ lắm, Lộc Lộc và ông nội không có khoảng cách gì hết".

Ông nội nở nụ cười: "Lộc Lộc hồi bé thích vẽ tranh như vậy, ông nội cứ ngỡ lớn lên con muốn làm một họa sĩ đấy".

Lúc học phổ thông ông nội muốn tôi trở thành học sinh năng khiếu chuyên nghệ thuật, nhưng mà ngành nghệ thuật rất tốn kém, còn phải tập huấn. Tôi không muốn thêm gánh nặng cho ông nội, hơn nữa tôi cũng muốn tránh nhà chú Đường nên đã từ chối. Khi đó ông nội rất buồn, nhưng tôi cũng không hối hận, tôi chỉ muốn mãi mãi ở bên cạnh ông nội.

"Con thích trấn Lộc Tự nhất," Tôi nói: "Ông ơi con chỉ muốn ở lại trấn Lộc Tự thôi".

"Người trẻ tuổi vẫn nên đi ra bên ngoài mở mang, cứ ở trong trấn nhỏ thì có thể có tiền đồ gì?".

"Con không cần có tiền đồ, con chỉ muốn ở bên ông nội à".

"Đã ở hơn hai mươi năm rồi, còn chưa đủ cơ đấy?"

"Cả đời cũng không đủ đâu".

Ông nội cười vỗ vỗ tay tôi: "Sao mà lớn thế này rồi còn trẻ con như thế!".

Tôi le lưỡi.

Ông nội xoay đầu nhìn tôi, vẻ mặt rất nghiêm túc: "Lộc Lộc, Đường Trình là Đường Trình, con là con".

Tim tôi hẫng một nhịp.

Ông nội nói tiếp: "Trước đây ông nội luôn nghĩ phải giao con cho Đường Thịnh".

Đường Thịnh chính là chú Đường.

"Ông nội là một ông già, khi mang con về nhà thì tuổi tác cũng đã lớn, vẫn luôn lo lắng không thể chăm con đến trưởng thành được..."

"Xùy xùy xùy," Tôi ngắt lời ông: "Ông nội sống lâu trăm tuổi".

"Cái này có gì mà phải kiêng kỵ," Ông nội tiếp tục nói: "Nhưng mà ông nội có phải làm sai hay không, khiến Lộc Lộc chịu nhiều uất ức".

Trong một khoảnh khắc tôi muốn kể hết mọi chuyện của tôi với Đường Trình khi nhỏ cho ông nghe, lời đến đầu lưỡi lại bị tôi rút về. Có gì hay ho để nói đâu, đều qua lâu như vậy rồi. Đường Trình khi đó cũng chỉ là một đứa bé được ba mẹ nuông chiều nên hết sức đề phòng người xâm nhập thôi mà.

Tuy rằng sau khi lớn lên cậu ta vẫn rất đáng ghét, nhưng tôi với cậu ta cũng không tiếp xúc nhiều. Cậu ta không thích tôi, tôi không có cảm xúc gì với cậu ta. Bình yên vô sự là được rồi, về phần những chuyện vặt vãnh trước kia thì cứ để nó qua đi.

Tôi nói với ông: "Đường Trình làm gì có bản lĩnh lớn như vậy có thể khiến con chịu oan ức cơ chứ".

Ông nội: "Giờ Lộc Lộc đã lớn thế này rồi, ông nội không việc gì phải lo nữa. Chỉ là nghĩ Lộc Lộc nhà chúng ta chưa từng kiên trì một cách đàng hoàng với thứ mình thích hay là người mình thích..."

"Ông nội, con không có người mình thích".

"Vậy sau này thì sao?".

"Chuyện sau này thì để sau này tính chứ sao ạ".

"Nếu như người con thích không muốn ở lại trấn Lộc Tự thì sao đây?".

"Vậy anh ta chắc chắn không phải người con thích".

(Ây dô chỗ này tác giả ghi他 dùng cho nam luôn O v O)

"Ngang ngược như vậy?".

"Con không có ngang ngược," Tôi nói: "Trấn Lộc Tự tốt như vậy, có núi có biển mà còn không muốn ở lại đây, có thể nhìn ra anh ta chẳng có gì đáng để thích hết á".

Ông nội nở nụ cười bất đắc dĩ: "Mà lỡ như..."

"Không có lỡ như gì hết," Tôi nói: "Ông nội à, con biết ông muốn nói gì. Con thích trấn Lộc Tự, thích núi và bờ biển ở đây, thích gió ở đây, thích con người nơi đây. Con muốn ở lại nơi này, mặc kệ đi tới đâu con cũng muốn quay về đây".

"Ông nội cũng biết đó, con là một nhóc lười, còn không thông ming, không thích đi học, làm việc gì cũng không có kiên nhẫn. Con chỉ thích cuộc sống nhẹ nhàng giản đơn ở trấn Lộc Tự".

"Vậy sao mà hồi trước ông dậy tiểu đêm đi qua phòng con là bắt được con luôn ngồi vẽ không trật lần nào?".

"Đó là hồi trước, bây giờ ông muốn bắt cũng bắt không được đâu, mấy tội như vậy giờ con đều lười phạm á".

Ông nội khẽ vỗ gáy tôi: "Cái gì cũng nói được hết".

Tôi gom lại xấp tranh trên hành lang, trợn mắt nói mò: "Ông sáng sớm chạy vội về đã ăn gì chưa, ông có đói không? Con đói lắm đây nè, tuy là Phổ tiên sinh cung cấp dịch vụ đưa đón và chỗ nghỉ nhưng mà không có bao cơm, con đói đến nỗi bụng dán vào lưng luôn".

Quả nhiên ông nội đứng lên: "Nhóc con này sao không biết, con còn không nhanh đi ăn đi, coi chừng đói rồi đau bao tử".

"Ông nội muốn ăn không ạ? Đầu bếp chính họ nhà Đường Lộc Tân Cam chỉ giới hạn trong hôm nay, chọn món gì làm món đó, không ngon cũng không thể nói".

Ông nội bật cười cùng tôi đi vào nhà: "Thế thì ông muốn ăn tai hươu, đỡ cho con hươu nhỏ trong nhà luôn không nghe lời".

"Cái này không được, hươu nhỏ chỉ có một đôi tai, không còn nữa xấu lắm".

"Vốn cũng không đẹp đến đâu".

"Đầu bếp Lộc muốn đình công!".

- Hết-