Kiều Vi vẫn chưa biết chuyện Hoắc Hào Chi sửa lại tác phẩm, tới lúc đến phòng thu nghe mọi người hợp tấu, cô thật sự bị dọa cho ngây người.

Kiều Vi kinh ngạc qua đầy hỏi: "Đây... Đây không phải phiên bản em từng xem đúng không?"

Nhân viên vội đưa cho cô bản nhạc cho cô.

Hoắc Hào Chi rất hài lòng với biểu cảm của cô: "Anh mới viết, sao hả, có phải hay hơn một chút không?"

Kiều Vi không trả lời, hai tay cô đỡ tai nghe nghiêm túc nghe hai lần, mãi đến âm E kéo dài kết thúc, cô mới hoàn hồn.

Thật ra không phải hay hơn một chút, mà là một tác phẩm hoàn toàn khác.

Nếu nói trước đây anh luôn suy nghĩ theo hướng bắt kịp tác phẩm của ba Kiều Vi thì phiên bản này hoàn toàn thoát khỏi khuôn mẫu do người ban đầu xây dựng.

Phong cách sáng tác cá nhân của Hoắc Hào Chi được thể hiện rõ nét.

"Sao anh lại có ý tưởng kết hợp phức điệu?"

Hoắc Hào Chi không đáp. Thật ra chỉ là nguồn cảm hứng tức thời. Khi đó Kiều Vi mãi không tỉnh lại, anh chỉ có thể cầu nguyện, thời điểm ấy đột nhiên nhớ tới Mass in B minor của Bach.

Tác phẩm vĩ đại đến tận một trăm năm sau mới được công nhận bởi vì nó quá phức tạp, chỉ phù hợp để biểu diễn ở buổi hòa nhạc hơn là nhà thờ.

Thành kính cầu xin Chúa thương xót, ban bình an.

Độ phức tạp trong tác phẩm của Bach được coi là phức tạp nhất của âm nhạc cổ điển, hướng của các dòng giai điệu và nắm bắt độ dài của các câu nhạc là cách thưởng thức cho bất kỳ ai nghe.

Khi Kiều Vi tỉnh lại, anh mở bản thảo, cố gắng thêm cách sắp xếp đa âm cho bản nhạc.

Như thể đã suy nghĩ hàng ngàn lần, vừa đặt bút, anh lập tức viết ra toàn bộ tác phẩm mà không tốn chút sức lực.

Kiều Vi cẩn thận lau chùi cây đàn, bôi nhựa thông cẩn thận, thành kính đặt cây đàn lên xương quai xanh, kéo nốt nhạc đầu tiên.

Khoảnh khắc âm nhạc vang lên, linh hồn của người sáng tác và người biểu diễn được kết nối.

Mỗi giai điệu nhiệt huyết sống động, mỗi giai điệu căng giãn vừa phải, mỗi nốt thứ mười sáu nhảy lên, tất cả đều là sự giao tiếp tâm đầu ý hợp giữa hai người.

Cho đến khi âm nhạc dần lắng xuống, bức tranh cuộn tròn cũng đến hình ảnh cuối cùng, giọng chính lên xuống triền miên đột nhiên im bặt, phồn hoa hùng vĩ tràn ngập u buồn, tất cả âm thanh đều trở nên yếu ớt, chỉ còn lại vô vàn thương tiếc đưa người vào cõi xa xăm, lặng lẽ nhìn về phía trước.

Kéo xong chương đầu, Kiều Vi mới phát hiện hai mắt mình đã ướt. Cô có thể cảm nhận tất cả tình cảm trong này.

Cho dù không ra album, đứng một mình nó vẫn là tác phẩm được đánh giá cao.

...

Kiều Vi chơi được hai phần ba tác phẩm, cánh tay bắt đầu run rẩy, y hệt thời thơ ấu mới học đàn, cơ bắp vô cùng đau nhức, nhưng cô không để lộ sai sót, mạnh mẽ hoàn thành tác phẩm.

Bản nhạc kết thúc, các nhân viên vỗ tay nhiệt liệt.

Người ngoài nghề không nghe ra vấn đề nhưng bản thân Kiều Vi lại thấy hổ thẹn, tiếng đàn là thứ trực quan nhất, về sau thể lực cô không chịu nổi nên càng kéo càng nhanh.

"Năm đó lúc thi đấu, cậu là người quyết định tiết mục cuối cùng, cũng là người tập luyện cuối cùng, không phải cậu vẫn đạt giải nhất sao?" Quý Viên an ủi, "Đã rất tốt rồi, cậu đừng quá khắt khe với chính mình."

Kiều Vi gật đầu, rồi lại cầm đàn lên luyện tập, đêm đó về bệnh viện, cô đã luyện nhiều đến mức hai tay không nâng lên nổi.

...

Gần 12 giờ, Hoắc Hào Chi đưa Kiều Vi về bệnh viện, ngạc nhiên là mẹ Kiều vẫn còn đợi ở phòng bệnh.

Bà hình như đã đợi rất lâu, vừa thấy Kiều Vi liền đứng dậy.

Ánh mắt dừng ở hộp đàn trên tay cô, lại ngẩng đầu nhìn cô, mấy lần mẹ Kiều muốn nói lại thôi.

"Không phải bác sĩ bảo con cần ngủ đủ giấc sao, sao lại về trễ như vậy?"

"Bình thường không có, hôm nay trễ một chút."

Khi nói chuyện, Kiều Vi ngồi xuống bên cửa sổ, mở hộp đàn ra, nới lỏng dây đàn, sau đó cầm khăn lau sạch nhựa thông trên thân đàn.

Cô đã quen với hình mẫu lạnh lùng ngày trước, mẹ Kiều đột nhiên quan tâm chăm sóc như vậy khiến cô thật sự không thích ứng được, chỉ có thể tự tìm việc làm.

Lau đi lau lại mấy lần, thấy mẹ Kiều vẫn không có ý định đi, Kiều Vi mới dừng lại.

Vì Hoắc Hào Chi ở trong góc không ngừng ra hiệu, cô chỉ có thể cắn răng hỏi: "Đã khuya rồi, mẹ không về nghỉ ngơi sao?"

"Hôm qua mẹ đã nói với mọi người rồi, lần này trước khi con xuất viện, buổi tối mẹ sẽ ở lại với con." Mẹ Kiều trả lời.

Vừa nghe, sắc mặt Hoắc Hào Chi lập tức trở nên tê đi. Trong phòng bệnh chỉ có một cái giường nhỏ kê bên cạnh, mẹ Kiều ngủ lại, anh sẽ chẳng còn nơi nào để đi cả.

Tại sao ai cũng nhớ thương giường của anh hả?

Thỉnh thoảng Quý Viên chạy tới giành cũng thôi đi, bây giờ có thêm một người, đã hỏi ý anh chưa?

Kiều Vi không ngờ mẹ Kiều sẽ nói như vậy, lại nhìn kỹ mới phát hiện bà có mang chút đồ đến.

Dời mắt đi, Kiều Vi lắc đầu: "Mẹ không cần thế đâu, bây giờ con rất khỏe, không cần."

Mẹ Kiều không trả lời, chỉ nhìn cây violin trong tay cô.

Kiều Vi theo bản năng cất vội cây đàn vào hộp, thấp giọng: "Con gọi cho chú Đàm tới đón mẹ."

Người phụ nữ này sống trong nhung lụa từ nhỏ, không biết đã canh được người bệnh bao nhiêu đêm, cho dù bà muốn làm cũng chưa chắc làm tốt.

Kiều Vi còn chưa kịp gọi điện thì lại nghe mẹ Kiều nói: "Hôm qua mẹ đã tìm lại cây đàn ba con để lại cho con."

Kiều Vi sửng sốt, lập tức ngẩng đầu nhìn bà như đang thăm dò xem bà nói thật hay giả.

Bao nhiêu trôi qua, cô chưa từng nghĩ tới việc mẹ Kiều sẽ chủ động nhắc tới vấn đề này.

Đối diện với đôi mắt đen nhánh kinh ngạc ngập nước của Kiều Vi, mẹ Kiều quay đầu.

Bà không biết bản thân cho nên dập tắt hi vọng của cô hay không: "Mẹ đã cố gắng tìm rất nhiều người để sửa nó nhưng họ đều bó tay."

Kiều Vi cứng đờ, nghẹn ngào: "Không thể sửa được sao?"

"Mẹ vẫn chưa tìm được ai có thể sửa được."

Có lẽ mãi mãi cũng không tìm thấy.

Violin vốn là nhạc cụ cực kỳ nhạy cảm yếu ớt, chỉ những thay đổi nhỏ của môi trường cũng ảnh hưởng đến âm sắc của nó.

Như món đồ cổ quý giá Kiều Vi đưa cho viện bảo tàng, những người sửa chữa violin bình thường đều không có cảm đảm sửa nó, cho dù tìm được, cây đàn đã bị đập nát như vậy, cột âm đã bị nứt, muốn sửa lại cực kỳ khó, còn có khả năng không tìm lại âm sắc lúc ban đầu.

"Đàn đâu?"

"Con muốn xem sao? Ngày mai mẹ gọi người mang đến cho con."

Mẹ Kiều vẫn ở lại. Từ lúc Kiều Vi biết đàn không sửa được, tinh thần liền không còn, rửa mặt xong liền vôi lên giường, không có tâm trạng quan tâm bà.

Hoắc Hào Chi cũng không muốn đi.

Kiều Vi mới tỉnh lại, gần đây chỉ cần cô rời khỏi tầm mắt một chút, Hoắc Hào Chi liền cảm thấy bất an, do vậy anh trực tiếp đến sô pha, định ở tạm đây qua đêm.

Không ngờ tối hôm đó, cơn đau dạ dày của Kiều Vi tái phát.

Hoắc Hào Chi là người nghe thấy tiếng động.

Ngày trước đám bạn không bao giờ dám gọi điện cho anh vào sáng sớm bởi vì anh thức dậy sẽ nổi giận, cái giá phải trả quá đắt.

Mà tới hiện tại, mỗi đêm Hoắc Hào Chi đều bị đánh thức, hai ba lần một giờ cũng có, anh lại hoàn toàn không nói giận.

Chỉ đau lòng mà thôi.

Thời điểm Kiều Vi hóa trị, ban đêm luôn khó chịu, nhưng cô không muốn làm phiền người khác, đa số thời điểm đều im lặng chịu đựng. Cứ cách hai ba tiếng Hoắc Hào Chi sẽ tự tỉnh dậy một lần, hoặc là nghe tiếng động ở giường cũng tỉnh, đã thành phản xạ có điều kiện.

Phần lớn anh sẽ bật đèn lên xem, rót nước, lấy thuốc, cầm khăn ấm lau mồ hôi cho cô.

Có lẽ do buổi sáng luyện đàn quá lâu, buổi tối trước khi ngủ tâm trạng còn bị ảnh hưởng, Kiều Vi tỉnh dậy sau cơn ác mộng thì thấy bụng nóng ran, bắt đầu đau nhói.

Lúc đầu Kiều Vi còn có thể chịu đựng, nhưng đến khi cơn đau co rút như xé ra từng mãnh, cô đã không còn sức lực để giơ tay lấy thuốc ở đầu giường.

Hoắc Hào Chi mới bật đèn liền thấy đầu cô đầy mồ hôi.

Anh vội lấy tất cả thuốc trong ngăn kéo ra, đỡ cô dậy, cho cô uống rồi chạy ra ngoài gọi bác sĩ trực.

Đã 3 giờ sáng, mẹ Kiều vẫn chưa thức dậy cho đến khi đèn sáng.

Kiều Vi uống thuốc xong vẫn không đỡ, nắm chặt chăn, cả người cuộn tròn, bác sĩ chỉ có thể tiêm cho cô một liều morphine.

Kiều Vi cắn môi đến bật máu, nói lắp bắp, khi nghe phải tiêm morphine lập tức kiên quyết không chịu.

Hoắc Hào Chi biết cô nghĩ gì.

Kiều Vi cho rằng sau khi tiêm thứ đó bản thân sẽ châm phản ứng, đầu óc và tay chân không theo kịp.

Ca khúc cuối cùng đã bắt đầu ghi âm, khó khăn lắm cô mới duy trì phong độ hiện tại, một khi tiêm nó, có lẽ cô sẽ ngủ đếm đêm mai.

Kiều Vi vốn bướng bỉnh, không muốn bị thuyết phục tiêm thuốc nên cắn răng chịu đựng đến tận sáng, đợi đến cơn đau hoàn toàn giảm bớt, cổ họng đã không thể nói chuyện.

Y tá vào thay chăn nêm mới, Kiều Vi được bế xuống giường, gầy yếu để Hoắc Hào Chi lau mặt giúp.

Sau khi tỉnh dậy mẹ Kiều không thể ngủ được nữa, tâm trạng như ngồi trên chảo dầu.

Bà trơ mắt nhìn con gái mình hoài thai chín tháng mười ngày cuộn tròn cắn răng chịu đựng trên giường bệnh, từng giây từng phút đều là giày vò.

"Vi Vi thường đau thế này sao?"

"Đúng vậy." Hoắc Hào Chi lạnh lùng đáp.

Thật ra trước đây Kiều Vi không đau nghiêm trọng như vậy, uống thuốc vẫn có tác dụng.

Sau cơn sốt đó, cơn đau mới bắt đầu thường xuyên, căn nguyên là do tế bào ung thư và khối u đang phát triển mạnh trong dạ dày, điều này chỉ có một lời giải thích: Bệnh tình của cô đang chuyển xấu.

Nhưng cơ thể Kều Vi đang quá yếu, không thích hợp làm hóa trị, những phương pháp điều trị khác cũng không có tác dụng.

Dù Hoắc Hào Chi có lòng nóng như lửa đốt thế nào cũng không có cách.

...

Cùng ngày, bệnh viện tiến hành hội chẩn tình trạng bệnh của Kiều Vi.

Mẹ Kiều dùng hết tất cả mối quan hệ, cố gắng mời những bác sĩ giỏi nhất tới nhưng cũng không giúp được. Bởi vì việc tương tự, Hoắc Hào Chi sớm đã làm.

Đến chiều, tinh thần Kiều Vi mới khá hơn một chút, có thể miễn cưỡng ngồi dậy, ăn chút đồ ăn lỏng.

Đau dạ dày chẳng khác nào đánh nhau một trận, mỏi mệt đến từng ngón tay.

Ngoại trừ việc tiêm thuốc giảm đau tối qua, Kiều Vi chưa bao giờ khiến bất kỳ ai lo lắng về việc hợp tác điều trị, cô không muốn ăn, nhưng để giữ gìn sức khỏe, phấn chấn tinh thần, cô luôn cố gắng ăn nửa chén cháo.

Hoắc Hào Chi đút cô ăn xong, đặt muỗng xuống.

"Album có thể chờ, Vi Vi, chúng ta đừng thu âm nữa. Em không thể lần nào cũng tự chịu đựng như vậy Vi Vi à."