Lâm Nhất thế đi như gió, mà thân nhân gần trong gang tấc đó lại lần lượt đột nhiên đi xa. Hắn hơi cảm thấy kinh ngạc, lại không muốn dừng bước.

Không biết đuổi theo bao lâu, những bóng người đó vẫn có thể thấy nhưng không thể chạm tới, Lâm Nhất không khỏi dừng lại. Quay đầu nhìn đường đi, khiến người ta cảm thấy cô đơn. Hắn lại xoay người nhìn về phía trước, thần sắc ngỡ ngàng. Trong mây mù vắt ngang đường, không còn vết chân.

Dưới sự bàng hoàng, Lâm Nhất bước đi không ngừng. Là đuổi theo những thân nhân đó, hay là cứ vậy côi cút độc hành? Khi đang không hiểu, trong lòng hắn lạnh toát, đứng lặng tại chỗ rất lâu. Có lẽ là trôi qua một năm, có lẽ chỉ trong một thoáng, hai hàng lông mày của Lâm Nhất nhướn lên, thầm cắn chặt răng, xoay người quay lai. Phía trước đột nhiên mây tan sương tán, sơn dã tươi mát, cỏ cây tươi tốt. . .

... Đây là một sơn cốc u tĩnh, trong một gian nhà gỗ, một phụ nhân đang nhóm lò, một đứa bé chẻ tóc ngôi giữa đang ở bên cạnh giúp bỏ thêm củi. Sau đó, trên bếp lò mùi thơm tỏa ra, đứa bé đó liền muốn dập lửa. Phụ nhân cười hòa ái, lên tiếng khuyên can:

- Lửa cùng dùng để chiếu sáng, chung quy rồi sẽ tắt, chỉ có lưu lại mồi lửa, mới có thể kéo dài không tắt.

Hai mẹ con bận rộn, đối với người tới ở bên cạnh thì coi như không thấy. Nhìn đứa bé dùng tro bếp để dập lửa, Lâm Nhất quay người rời đi. Người mất đã mất, người sống vẫn phải gánh truyền thừa bất diệt. . .

...Trên sơn cốc, hai người đứng cạnh một ngôi mộ mới lập. Đó là một nam tử trung niên mặt đầy đau thương, còn có một lão giả tóc bạc. Lão giả nói: Con người vâng chịu tự nhiên, hợp thời mà sinh, thuận ý mà chết. Ngươi và ta đều được an bài trong thiên lý và thường tình, thuận theo biến hóa của thiên địa, vui buồn đều bất nhập tâm hoài. Khổ nạn cuộc sống, thoải mái cái chết, cha ngươi chết bệnh, chưa chắc đã không phải là một loại giải thoát.

Nhìn thấy tình hình trên sườn núi, Lâm Nhất có chút đăm chiêu, theo sơn cốc tiếp tục tiến về phía trước, cảnh vật dần dần biến đổi.

...Dưới một gốc cây đại thụ, một già một trẻ ngồi đối diện nhau. Lão già đó tóc bạc râu bạc, vẻ mặt quắc thước, trong mỗi cái giơ tay nhấc chân đều có khí độ nắm thiên địa trong tay, khiến người ta không dám liếc nhìn. Mà nụ cười hiền hoà và tiếng nói ấm áp của lão lại khiến cho người ta cảm thấy thấy bình yên và điềm tĩnh giống như được tắm trong ánh mặt trời mùa xuân. Người trẻ tuổi ở đối diện tóc dài ngang vai, hai hàng lông mày hơi xếch lên, khóe miệng còn mang nụ cười ngang ngạnh. Hắn đang giỏng tay lắng nghe đối phương dạy bảo.

Lão giả nói: Trời có mặt trời trăng sao và biến hóa thời tiết, đất có phân chia lãnh thổ, mà chúng ta cầu vĩnh hằng, tránh sinh tử như thế nào. Lúc sống xua đuổi ngoại vật mà cố tình làm bậy, tất nhiên tổn hại đạo tâm mà đi vào đường nguy. Chỉ có trên hiểu lòng trời dưới hiểu tự nhiên, mới có thể chứng đạo trường sinh.

Nghe lão già đó chậm rãi mà nói, Lâm Nhất nhẹ nhàng lắc đầu lẩm bẩm: Trường sinh thế nào.

Nghe tiếng, một già một trẻ quay đầu nhìn, thần sắc đều thản nhiên, giống như luận đạo dưới đại thụ vốn chính là có ba người. Lão già đó vuốt râu cười nói: Ngươi tới rồi à.

Lâm Nhất hơi cảm thấy kinh ngạc, vẫn nhẹ nhàng gật đầu. Đối phương giống như quen biết hắn từ lâu, cười bảo:

- Chí đạo chi tinh, chí đạo chi cực, không nghe không thấy, ôm thần lấy tĩnh có thể nói đạo tâm vĩnh hằng; mắt không thấy, tai không nghe, tâm không biết, thần tướng giữ hình, hình chính là trường sinh.

Lâm Nhất trầm tư không nói gì, người trẻ tuổi lại như ngộ ra, nói với lão già đó: Lời nói của Sư phụ tuy tinh túy sâu thẳm xa xôi, chí cực của đạo tăm tối lặng lẽ, mắt không thấy tai không nghe, tâm cảnh an hòa, thuận theo chính đạo, thì có thể tu thành trường sinh.

Lão giả cười vui vẻ, lại nói với Lâm Nhất: Rất đúng! Người tu đạo lên tới cảnh địa quang minh, cao đến bản nguyên dương khí; Tới chỗ sâu thẳm mịt mù, tới thẳng bản nguyên của âm khí. Thiên địa có chúa tể, âm dương có phủ tàng, nắm hết đại đạo mà lại ở cảnh giới âm dương nhị khí hài hoà, có thể nói là trường sinh! Ngoài ra, người trẻ tuổi à.

Đây là đang chỉ điểm mình sao? Lâm Nhất trong lòng ngẩn ra, vội vàng cúi người thi lễ, lưu ý lắng nghe. Lão giả nói tiếp: Vạn dòng Thành thủy, trường sinh lại không phải là việc trong một ngày, không cửu chuyển thì không thể thành chính quả. Nó phân biệt là phản quy chất phác, thuận theo thế thục, rộng mở quán thông, hòa cung với vật, linh hội thần ngộ, dung ở tự nhiên, quên mất sinh tử, lại tu tới cảnh giới huyền diệu.

Nghe thấy những lời này, trong lòng Lâm Nhất như hiểu ra, lại không rõ yếu nghĩa. Hắn đành phải ghi nhớ lời đối phương, đợi ngày sau từ từ thể hội.

Lão giả vẫn cười, chậm rãi nói: Sắc trời không còn sớm, phải về thôi!

Lâm Nhất ngẩng đầu nhìn trời, xung quanh vẫn sáng choang. Mà hắn không dám ngỗ nghịch, khi xoay người vẫn không cam lòng hỏi thêm một câu: Đối mặt với sinh tử Như thế nào, trường sinh thì thế nào?

Lão giả vuốt râu trầm ngâm một thoáng, nói: Tĩnh tọa tâm không, vật ngã lương vong. Ngồi mà quên sinh, ngồi mà quên tử. Người chết hết, mà mình ta còn.

Trong lòng Lâm Nhất linh quang chợt lóe, lai như được như mất. Người chết hết, mà mình ta còn, đây chính là trường sinh chi đạo.

Người Trẻ tuổi lại khẽ cười nói: So với ngồi quên sinh tử, chẳng ta một bước đạp phá.

Lâm Nhất quay đầu lại nhìn, dưới gốc cây nào còn bóng người. Lần đầu gặp mà sao lại không hề có cảm giác xa lạ? Bộ dạng của lão già đó mơ hồ như từng quen biết, mà người trẻ tuổi lại giống như. . .? Trong Kinh ngạc, hắn phát giác ánh mặt trời trở nên ảm đạm! Đột nhiên phục hồi tinh thần, thân thể bay lên, tiếp theo lướt đi nhanh như điện chớp.

Bên trong mây mù của Cửu nguyên Sinh tử chi địa, Lâm Nhất đang tĩnh tọa đột nhiên mở mắt. Giữa sự mơ màng và tỉnh táo, giống như có sơn cốc, tinh thần lướt qua, như thật như ảo, lại không thể truy tìm! Hắn cúi đầu quan sát, trên người như khoác lên hàn sương.

Ngồi như vậy bao lâu rồi? Nếu không tỉnh dậy đúng lúc, liệu có cứ vậy ngồi mà quên sinh, trầm mê trong vĩnh cửu, cho đến khi hôi phi yên diệt?

Lâm Nhất thầm vận chuyển linh lực, hàn sương lập tức tróc xuống. Không kịp nghĩ nhiều, hắn vội vàng xoay người nhìn, thần sắc ngẩn ra.